k1 t5 - page 85

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
87
- Công ty Hồi Kim mặc dù là công ty con của CIC
nhưng không hợp nhất tài chính vào CIC. Về bản
chất Công ty Hồi Kim thực hiện đầu tư vốn chủ sở
hữu nhà nước, chịu sự quản lý, giám sát của Bộ Tài
chính, hoạt động theo chỉ thị trực tiếp của Chính phủ,
bộ máy quản lý do Chính phủ quyết định bổ nhiệm
nhưng trong báo cáo tài chính của CIC về lợi nhuận
lại tính cả phần lợi nhuận của Công ty TNHH Hồi
Kim, dẫn đến khó xác định trách nhiệm giám sát.
- Nhiều chủ thể đại diện vốn nhà nước cùng đầu
tư vào một TĐTC, trong đó có cả cơ quan quản lý nhà
nước. Về thực chất vốn đầu tư vẫn từ một chủ sở hữu
nhà nước nhưng được giao cho nhiều đại diện khác
nhau, trong đó có cả cơ quan giám sát và cơ quan
bị giám sát đều đầu tư vào cùng một TĐTC. Cơ chế
này dẫn đến việc đầu tư và quản lý vốn bị phân tán,
không tập trung, chồng chéo, khó giám sát.
Những bài học kinh nghiệm
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc về
mô hình và cơ chế quản lý, giám sát tài chính đối với
các TĐTC có vốn nhà nước đối với cơ quan quản lý
nhà nước và theo chức năng chủ sở hữu, bài viết rút
ra một số bài học kinh nghiệm hữu ích nhằm khuyến
nghị trong việc xây dựng mô hình và cơ chế quản lý
tài chính đối với TĐTC ở Việt Nam.
Thứ nhất,
các TĐTC dù thuộc sở hữu của thành
phần kinh tế nào cũng cần phải được quản lý, giám
sát tài chính nhằm đảm bảo tính an toàn của thị
trường tài chính, tránh các rủi ro, đổ vỡ hệ thống.
Thứ hai,
thực hiện quản lý, giám sát tài chính trên
phương diện quản lý nhà nước theo tính chất chuyên
ngành trong các lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng,
bảo hiểm cần được áp dụng chung cho tất cả các
TĐTC nhằm đảm bảo tính tuân thủ về luật pháp và
các chính sách ban hành phù hợp, kịp thời. Mô hình
quản lý, giám sát tài chính tùy thuộc vào đặc điểm,
mục tiêu của từng quốc gia. Đối với Việt Nam có thể
vận dụng theo mô hình giám sát tài chính theo chức
năng, tránh xuất hiện các khoảng trống pháp lý hoặc
xung đột.
Thứ ba,
đối với TĐTC có vốn nhà nước đầu tư,
cần thiết phải có cơ chế quản lý, giám sát tài chính
của chủ sở hữu vốn nhà nước để đảm bảo mục tiêu
lợi ích kinh tế của Nhà nước, điều tiết vốn của nhà
nước trong đầu tư, kinh doanh hiệu quả, thực hiện
các mục tiêu của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã
hội, đồng thời bảo toàn và phát triển vốn nhà nước.
Phương thức giám sát, mức độ giám sát về tài chính
tùy theo tỷ lệ cổ phần nhà nước đầu tư và tuân thủ
theo quy định của Luật Doanh nghiệp, không can
thiệp vào hoạt động kinh doanh của các TĐTC.
Thứ tư,
xây dựng mô hình cơ quan thực hiện quản
lý, giám sát tài chính của nhà nước trên khía cạnh chủ
sở hữu nhà nước với TĐTC. Mô hình thích hợp là mô
hình công ty đầu tư vốn, với nhiệm vụ đầu tư, quản
lý vốn nhà nước trong lĩnh vực tài chính, thực hiện
theo quy định của Luật DN. Chính phủ quyết định
thành lập và chỉ đạo các hoạt động của công ty đầu
tư vốn nhằm mục tiêu phát triển, làm lớn mạnh các
định chế tài chính có vốn nhà nước.
Thứ năm,
xu hướng hình thành các TĐTC tư nhân,
TĐTC nước ngoài, các TĐTC đầu tư đa ngành, cùng
với sự mở rộng phạm vi kinh doanh vượt ra ngoài
lãnh thổ quốc gia, đan xen, phức tạp là xu hướng tất
yếu. Do đó, cần chú trọng và có một khung pháp lý
hoàn chỉnh, phù hợp nguyên tắc cơ bản của quốc tế
để quản lý, giám sát tài chính đối với các TĐTC trong
phạm vi quốc gia và cơ chế phối hợp giám sát tài
chính trong phạm vi quốc tế.
Thứ sáu,
mô hình giám sát tài chính của Trung
Quốc hiện tại là mô hình đan xen giữa quản lý nhà
nước và quản lý của chủ sở hữu của nhiều chủ thể
quản lý, là mô hình phức tạp, do tồn tại nhiều loại
hình TĐTC của các chủ thể kinh tế khác nhau, hoạt
động trên phạm vi rộng, đầu tư đan chéo. Tuy nhiên,
hình thái của cơ chế quản lý của nhà nước đối với
DNNN nói chung, tập đoàn kinh tế, TĐTC nói riêng
ở Trung Quốc có khá nhiều điểm tương đồng với
Việt Nam hiện tại nên cần được chú trọng nghiên
cứu, tập trung xem xét các điểm thành công và hạn
chế, tồn tại để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam trong việc triển khai xây dựng khung pháp lý
quản lý, giám sát TĐTC phù hợp với từng đối tượng
và đón đầu xu hướng hình thành TĐTC – tất yếu sẽ
diễn ra ở Việt Nam, tiến đến xây dựng bộ Luật Giám
sát TĐTC trong tương lai.
Tài liệu tham khảo
1. Cai E-sheng, Financial supervision in China: Framework, methods and current
issues;
2. Zhang Liuzhou. The Road to mixed operation - financial innovation, financial
structure andmanagement systemChange, China Financial Publishing House,
2002;
3. Cao Fungi. Reform and improve the financial regulatory system, Peking
University, 2009;
4. Xu Bu (2010), Research on Problem and Solutions of China’s Financial
ReguilatorySystem,InternationalConferenceonInnovationandManagement;
5. Deming Huo (2008), Financial Reforms in China, China Center for Economic
Research;
6. JIN Sheng (2016), China’s Financial Holding Companies: Mixed Operation and
Separate Supervision, Working Paper, NUS;
7. Douglas J. Elliott et al. (2013), The Chinese Financial System- An Introduction
and Overview, John L. Thornton China Center Brookings.
1...,75,76,77,78,79,80,81,82,83,84 86,87,88,89,90,91,92,93,94,95,...110
Powered by FlippingBook