k1 t5 - page 88

90
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
kiểm tra đạt được các yêu cầu cụ thể cho từng loại DN
ưu tiên, DN nộp đơn sẽ được Chi cục trưởng Hải quan
vùng phê chuẩn là DN ưu tiên.
Quy trình kiểmtra sau thông quan
Sau khi được công nhận, DN ưu tiên sẽ phải chịu
sự kiểm tra sau ủy quyền của cơ quan hải quan. DN
ưu tiên cũng phải tiến hành kiểm toán nội bộ (tự kiểm
toán) ít nhất mỗi năm 1 lần. Trong quá trình kiểm tra
sau thông quan, cơ quan hải quan cũng phải xem xét
kết quả kiểm toán nội bộ và tiến hành các cuộc phỏng
vấn và kiểm tra tại chỗ các cơ sở vật chất của DN ưu
tiên để đảm bảo các thủ tục hải quan được tiến hành
phù hợp với Chương trình Tuân thủ và các nghị định
thư. Các biện pháp an ninh phù hợp tại các kho bãi
chứa hàng, bao gồm cơ sở vật chất như tường rào, hay
hệ thống an ninh là những điểm cũng cần được xem
xét. Nếu một lỗi nghiêm trọng được tìm thấy trong quá
trình kiểm toán, cơ quan hải quan sẽ ban hành “Lệnh
hành chính để cải tiến”. Nếu sau một thời gian nhất
định, lệnh này không được thực hiện, thì cơ quan hải
quan sẽ hủy bỏ kết quả công nhận DN ưu tiên.
Vấn đề quản lý Chương trình
doanh nghiệp ưu tiên tại Nhật Bản
Cơ quan Hải quan và Thuế trực thuộc Bộ Tài chính
chịu trách nhiệmvề chính sách và quy hoạch chức năng
của chương trình DN ưu tiên. Cơ quan này cũng phát
triển các hướng dẫn nội bộ để thực hiện và vận hành
chương trình tại Hải quan vùng. Thỏa thuận công nhận
lẫnnhauvà các vấnđề liênquanđếnquốc tế của chương
trình DN ưu tiên cũng do cơ quan này giải quyết.
Tất cả 9Hải quanvùngởNhật Bảnđều có các chuyên
gia DN ưu tiên. Những chuyên gia này là những người
chịu trách nhiệm về quy trình nộp đơn và quá trình
công nhận DN ưu tiên và có thẩm quyền để cấp phép
cho người nộp đơn. Trung tâm DN ưu tiên được thiết
lập tại Hải quan Tokyo để giám sát hoạt động của Hải
quan khu vực nhằmđảm bảo tính nhất quán trong việc
thực hiện chương trình DN ưu tiên.
Thỏa thuận công nhận lẫn nhau
Hải quan Nhật Bản đang nỗ lực triển khai có hiệu
quả Chương trình DNưu tiên. Theo đó, Nhật Bản nâng
cao hiệu quả trong chuỗi phân phối thông qua việc phát
triển mối quan hệ đối tác với các Chương trình DN ưu
tiên của nước ngoài nhằm mang lại lợi ích cho cả hai
bên, bao gồm cả việc tạo thuận lợi thương mại cho
các DN ưu tiên. Tính đến nay, Hải quan Nhật Bản đã
ký Thỏa thuận công nhận lẫn nhau với New Zealand
(tháng 5/2008), Mỹ (tháng 6/2009), với Liên minh châu
Âu (EU) và Canada (tháng 6/2010), Hàn Quốc (tháng
5/2011), Singapore (tháng 6/2011), Malaysia (tháng
6/2014) và Hồng Kông (tháng 8/2016). Ngoài ra, Hải
quan Nhật Bản cũng đang tiến hành đàm phán với
Trung Quốc, Đài Loan và Thụy Sĩ.
Bài học kinh nghiệmchoViệt Nam
Chương trình DN ưu tiên của Việt Nam được quy
định chi tiết tại Thông tư 86/2013/TT-BTCngày 27/6/2013
quy định về việc áp dụng chế độ ưu tiên trong lĩnh vực
quản lý nhà nước về hải quan đối với DN đủ điều kiện.
Kể từ năm 2013, Chương trình DN ưu tiên của Việt
Nam vẫn tập trung chủ yếu vào mục tiêu và giải pháp
tạo thuận lợi đối với các DN đáp ứng điều kiện hưởng
chế độ ưu tiên trong quá trình thông quan hàng hóa
xuất, nhập khẩu. Từ ngày 01/01/2015, chương trình DN
ưu tiên tại Việt Nam chính thức được luật hóa từ điều
42 đến điều 45 trong Luật Hải quan 2014. Bên cạnh đó,
Nghị định 08/2015/NĐ-CP và Thông tư 72/2015/TT-BTC
về hướng dẫn chi tiết thực thi chương trình đã tương
thích khá cao, với chuẩnmực, khuyến nghị thực hành về
DN ưu tiên theo khung tiêu chuẩn an toàn quốc tế.
Chế độ DN ưu tiên là một chế độ quản lý tiên tiến
trên thế giới nhưng mới áp dụng tại Việt Nam chưa
lâu. Để hoàn thiện chương trình DN ưu tiên, tiến tới ký
kết thoả thuận công nhận lẫn nhau về DN ưu tiên với
các nước khác, cần có các giải pháp hoàn thiện chương
trình DN ưu tiên sau:
- Mở rộng đối tượng áp dụng chế độ ưu tiên cho
các DN tham gia chuỗi cung ứng hàng hóa và dịch vụ
xuất, nhập khẩu.
- Ký kết các thỏa thuận công nhận lẫn nhau: Nếu
như việc áp dụng đồng thời chế độ ưu tiên cho tất cả
các DN tham gia chuỗi cung ứng hàng hóa và dịch vụ
xuất, nhập khẩu sẽ cộng hưởng các thuận lợi, tạo nên
sự thuận lợi vượt trội ở giai đoạn trong nước thì công
nhận lẫn nhau sẽ tạo được sự thuận lợi toàn diện, thông
suốt từ khâu sản xuất trong nước đến khâu nhập khẩu
ở nước ngoài.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng công nghệ thông
tin đủ mạnh, thông suốt, đặc biệt là xây dựng phần
mềm chuyên dụng phục vụ trao đổi thông tin giữa bộ
phận quản lý DN ưu tiên của cơ quan Hải quan và DN,
trên cơ sở phần mềm thủ tục hải quan điện tử chung
phát triển thêm phần dành riêng cho DN ưu tiên, đặc
biệt là khi Việt Nam tham gia ký kết thỏa thuận công
nhận lẫn nhau với các nước khác.
Tài liệu thamkhảo:
1. Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
2. Thôngtư86/2013/TT-BTCngày27/6/2013quyđịnhvềviệcápdụngchếđộưutiên
trong lĩnh vực quản lý nhà nước về hải quan đối với DNđủ điều kiện;
3.
/.
1...,78,79,80,81,82,83,84,85,86,87 89,90,91,92,93,94,95,96,97,98,...110
Powered by FlippingBook