k1 t5 - page 84

86
KINH TẾ - TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
đó đã tạo ra các khoảng trống pháp lý, tạo cơ hội cho
các hoạt động trục lợi, vi phạmpháp luật có thể xảy ra.
- Gây xung đột giữa các cơ quan giám sát, quản lý
chuyên ngành: Việc phân công chức năng, nhiệm vụ
quản lý, giám sát về mặt hành chính bị chồng chéo,
trùng lắp nhưng lại không đầy đủ. Ví dụ phát hành
trái phiếu DN của các TĐTC có sự khác biệt về cơ
quan quản lý, giám sát giữa các quy định hành chính
và Luật Chứng khoán. Theo quy định về phát hành
trái phiếu DN, các DN khi phát hành trái phiếu DN ở
cấp nào phải được Ngân hàng Trung ương và Ủy ban
Kế hoạch Nhà nước cấp đó chấp thuận, chịu sự kiểm
tra của hai cơ quan này. Tuy nhiên, theo Luật Chứng
khoán, việc phát hành trái phiếu DN phải được Ủy
ban Điều tiết chứng khoán Trung Quốc chấp thuận,
dẫn đến mâu thuẫn, xung đột về chính sách và không
rõ ràng trong phân chia nhiệm vụ giữa các cơ quan
quản lý nhà nước...
- Cơ chế chia sẻ thông tin giữa các cơ quan tham
gia điều tiết: Việc quy định 4 cơ quan tham gia quản
lý, giám sát các hoạt động trong lĩnh vực tài chính
thông qua bản ghi nhớ nhưng lại bỏ qua vấn đề công
bố, cung cấp thông tin giữa các cơ quan để cùng thực
hiện giám sát có thể dẫn đến những hạn chế trong
đánh giá rủi ro và làm suy giảm hiệu quả trong giám
sát. Do sự phát triển nhanh chóng của hoạt động hỗn
hợp, tài sản, các mối quan hệ giữa các TĐTC và các
công ty con ngày càng trở nên phức tạp (đầu tư chéo
giữa các thành viên trong nhóm, các giao dịch liên
kết và kiểm soát nội bộ) có thể dẫn đến lây lan rủi ro
tài chính trong các TĐTC khi một công ty con rơi vào
khủng hoảng. Hệ quả có thể tác động lớn đến toàn
bộ thị trường.
- Tăng vốn ảo trong toàn bộ TĐTC: hoạt động theo
cấu trúc kim tự tháp trong TĐTC thông qua việc đầu
tư của công ty mẹ vào các công ty con, công ty cháu,
chắt qua từng cấp sẽ dẫn đến đòn bẩy tài chính bị
phóng đại và bị trùng lắp, dẫn đến việc đánh giá tình
trạng an toàn vốn, tính thanh khoản và mức độ rủi
ro bị sai lệch, trong khi chưa tiến đến áp dụng theo
chuẩn Basel III.
- Giám sát chuyên ngành không đảm bảo: Hệ
thống quản lý, giám sát tài chính hiện hành thông qua
các cơ quan quản lý chuyên ngành riêng biệt trong
các hoạt động của cùng một TĐTC sẽ dẫn đến nhiều
hoạt động chuyển giao không được giám sát. Do đó,
việc giám sát theo chức năng, dựa trên quan hệ sở
hữu tách bạch với giám sát chuyên ngành sẽ nâng
cao hiệu quả quản lý, đồng thời cần thiết phải có một
bộ Luật quy định đối với hoạt động của TĐTC khi
các hoạt động tài chính ngày càng trở nên phức tạp
và mở rộng về quy mô, phạm vi, lãnh thổ.
- Hệ thống quản lý, giám sát tài chính theo thể
chế không còn phù hợp và trái ngược với hệ thống
quản lý, giám sát tài chính theo chức năng (dựa trên
phân chia nhiệm vụ giám sát của các cơ quan hành
chính) trong khi các hoạt động tài chính đang ngày
càng phức tạp. Việc chuyển đổi sang hệ thống quản
lý, giám sát tài chính theo chức năng là cần thiết.
Thứ hai,
cơ chế quản lý, giám sát tài chính của chủ
sở hữu là Nhà nước vào TĐTC thông qua mô hình
Công ty Hồi Kim tồn tại một số hạn chế:
Hoạt động đầu tư dưới dạng công ty, mô hình
Công ty Hồi Kim có nhiều ưu điểm và khác biệt so
với mô hình SASAC. Mô hình SASAC là mô hình
quản lý tài sản nhà nước đã được thị trường hóa, tức
là được nhà nước ủy thác và tuân theo nguyên tắc thị
trường, hoạt động dưới hình thức là cơ quan hành
chính, không cử người đại diện vốn đến các công ty
con, sử dụng giám sát hành chính để quản lý công
ty, không nhận cổ tức từ hoạt động đầu tư. Mô hình
Công ty Hồi Kim trái ngược lại với hình thức hoạt
động của một công ty theo Luật công ty, chỉ thực hiện
đầu tư và thu cổ tức từ các công ty đầu tư tài chính
và cử người đại diện tham gia vào công ty con mà
không can thiệp vào hoạt động của công ty con. Mô
hình này cũng có một số hạn chế trong cơ chế đầu tư
và quản lý, giám sát tài chính như sau:
- Mặc dù Chính phủ thành lập mô hình công ty
đầu tư vốn nhà nước riêng cho lĩnh vực ngân hàng,
chứng khoán, bảo hiểm, tách bạch riêng với mô hình
ủy ban giám sát, quản lý tài sản nhà nước SASAC
nhưng thực tế lại chưa có sự tách bạch rõ về phạm vi
và quyền hạn đầu tư của hai mô hình này vào lĩnh
vực tài chính. Điều này dẫn đến các TĐKT hoạt động
phi tài chính dưới sự quản lý, giám sát của SASAC
vẫn có thể tham gia đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng,
chứng khoán, bảo hiểm tương tự như Công ty Hồi
Kim đầu tư vốn nhà nước vào những lĩnh vực này.
- Một số TĐTC vẫn có phần vốn của SASAC đầu
tư nhưng lại không có sự tham gia của Công ty Hồi
Kim, một số TĐTC lại nhận được sự đầu tư của cả
Công ty Hồi Kim và SASAC (trường hợp Công ty
Chứng khoán Trung Quốc). Chức năng, nhiệm vụ và
lĩnh vực đầu tư chưa có sự tách bạch triệt để, trong
khi hai mô hình quản lý, giám sát tài chính lại trái
ngược nhau, cùng sử dụng vốn chủ sở hữu Nhà nước
để thực hiện đầu tư dẫn đến những hạn chế trong
cơ chế quản lý, giám sát tài chính của nhà nước dưới
vai trò chủ sở hữu/cổ đông lớn đầu tư vào TĐTC còn
phân tán, không thống nhất vào một đầu mối theo
đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Các chính
sách, quy định ban hành theo đó cũng không có tính
thống nhất, còn chồng chéo, lẫn lộn.
1...,74,75,76,77,78,79,80,81,82,83 85,86,87,88,89,90,91,92,93,94,...110
Powered by FlippingBook