TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 59

58
của Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB).
Cụ thể, Chuẩn mực kế toán quốc tế 16 (IAS 16) - Tài
sản, nhà cửa và thiết bị khẳng định, “giá trị hợp lý
là tài sản có thể đem trao đổi giữa các bên có hiểu
biết, có thiện chí trong một giao dịch ngang giá”.
Trong khi đó, theo Hội đồng Chuẩn mực kế toán
tài chính Mỹ (FASB), giá trị hợp lý theo chuẩn mực
kế toán FAS 157 (ban hành năm 2006) thì giá trị hợp
lý là mức giá có thể nhận được khi bán một tài sản
hoặc phải trả khi thanh toán một khoản nợ trong
một giao dịch bình thường giữa các bên tham gia
thị trường tại ngày định giá.
Tuy nhiên, do một số chuẩn mực kế toán được
ban hành đã đưa ra các hướng dẫn chưa đầy đủ
về cách xác định giá trị hợp lý, trong khi đó một
số chuẩn mực khác có hướng dẫn chi tiết nhưng
lại không nhất quán, chính vì vậy, Chuẩn mực báo
cáo tài chính (BCTC) quốc tế số 13 (IFRS 13) - Xác
định giá trị hợp lý đã được ra đời và có hiệu lực
từ ngày 1/1/2013 để khắc phục hạn chế sự không
nhất quán của các chuẩn mực khác. Theo IFRS 13,
giá trị hợp lý là giá sẽ nhận được khi bán một tài
sản hoặc thanh toán một khoản nợ phải trả trong
một giao dịch thị trường có trật tự giữa các thành
phần tham gia thị trường tại ngày đo lường. Khái
niệm giá trị hợp lý trong chuẩn mực này nhấn
mạnh giá trị hợp lý được xác định trên cơ sở giá
thị trường, không phải theo DN. IFRS 13 được
đánh giá là đã phát triển nhất quán và giảm thiểu
độ phức tạp bằng cách cung cấp, một định nghĩa
chính thức về giá trị hợp lý, thống nhất phương
pháp đo lường giá trị hợp lý và yêu cầu công bố
thông tin để sử dụng trong hệ thống chuẩn mực
BCTC quốc tế.
Các quan điểm về giá trị hợp lý
Giá trị hợp lý là một thuật ngữ mới trong lĩnh
vực kế toán. Trong các lý thuyết về kế toán, giá trị
hợp lý không được đề cập như một loại giá độc
lập trong khuôn mẫu lý thuyết chung nhưng nó
trở thành một xu hướng quan trọng trong những
năm gần đây.
Trên thế giới, giá trị hợp lý bắt đầu trở thành
một cơ sở tính giá trong kế toán từ cuối những năm
1990. Trải qua thời gian, khái niệm giá trị hợp lý và
việc đo lường giá trị hợp lý được hoàn thiện rõ ràng
và cụ thể hơn. Trước khi các chuẩn mực kế toán về
giá trị hợp lý được ban hành, định nghĩa giá trị hợp
lý được đề cập trong các chuẩn mực kế toán cụ thể
ĐỊNHHƯỚNG ÁP DỤNG CƠ SỞGIÁ TRỊ HỢP LÝ
TẠI VIỆT NAMPHÙHỢPVỚI THÔNG LỆ QUỐC TẾ
ThS. NGUYỄN THANH HUYỀN
- Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp *
Trước sức ép của yêu cầu hội nhập và cả sức ép của yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường, việc
sử dụng giá trị hợp lý ở Việt Nam đã có những bước khởi đầu nhất định song vẫn cần có một định
hướng sử dụng rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia tài chính kế toán cho rằng, để tiến tới sử dụng
giá trị hợp lý như là một cơ sở định giá chủ yếu trong kế toán và áp dụng cơ sở giá trị hợp lý tại Việt
Nam phù hợp với thông lệ quốc tế cần phải có lộ trình hợp lý.
Từ khóa: Giá trị hợp lý, chuẩn mực kế toán, báo cáo tài chính
APPLICATION OF FAIR VALUE BASIS IN VIETNAM
IN ACCORDANCE WITH INTERNATIONAL NORMS
Under the pressure of integration and
demand for market economic development, the
application of fair value in Vietnam has been
initiated, however, without clear orientation.
Financial and accounting experts believe that
application of fair value as a major valuation
instrument in accounting and application of
fair value basis in Vietnam in accordance with
international norms need a relevant itinerary.
Keywords: Fair value, accounting standards, financial report
Ngày nhận bài: 6/4/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 27/4/2018
Ngày duyệt đăng: 3/5/2018
*Email:
KẾ TOÁN - KIỂMTOÁN
1...,49,50,51,52,53,54,55,56,57,58 60,61,62,63,64,65,66,67,68,69,...109
Powered by FlippingBook