TCTC (2018) so 5 ky 1 đầy đủ - page 61

60
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
cơ sở pháp lý và những chi phí bỏ ra để xác định giá
trị hợp lý ở những nước đang phát triển là rất khó
khăn. Trong khi đó, việc sử dụng giá gốc giúp đánh
giá trách nhiệm giải trình, các lập luận phê phán cho
rằng để đạt được mục tiêu này không nhất thiết phải
phản ánh các giao dịch dựa trên quá khứ (giá gốc).
Quan điểm không ủng hộ giá trị hợp lý cũng đã đưa
ra những hệ quả do áp dụng giá trị hợp lý ở các thị
trường tài chính lớn như Mỹ và Liên minh châu Âu
là một nguyên nhân gây ra các cuộc khủng hoảng
kinh tế. Đặc biệt, trong trường hợp hoạt động của
thị trường không hiệu quả, có thể dẫn đến thông tin
tài chính bị “bóp méo” ảnh hưởng tiêu cực đến các
quyết định của người sử dụng thông tin…
Định hướng áp dụng cơ sở giá trị hợp lý ởViệt Nam
Theo xu hướng phát triển chung của thế giới, giá trị
hợp lý rất thiết thực và nên áp dụng. Theo các chuyên
gia kinh tế, trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển,
môi trường kinh doanh luôn thay đổi và vấn đề lạm
phát là tất yếu, thông tin về giá trị tài sản trên BCTC
nếu chỉ trình bày theo giá gốc sẽ không thích hợp đối
với các đối tượng sử dụng thông tin. Việc sử dụng giá
trị hợp lý phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc
tế không những đáp ứng yêu cầu hội nhập, các tiêu
chuẩn đánh giá của quốc tế mà còn đảm bảo tính đồng
bộ của hệ thống kế toán. Nhằm áp dụng cơ sở giá trị
hợp lý tại Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế,
trong thời gian tới cần chú trọng một số vấn đề sau:
Thứ nhất,
trên cơ sở Luật Kế toán mới ban hành,
các cơ quan liên quan cần ban hành hướng dẫn áp
dụng giá trị hợp lý, chuẩn hoá các định nghĩa giá trị
hợp lý, nguyên tắc, tiêu chí, điều kiện để xác định các
loại tài sản được đưa vào danh mục tài sản được điều
chỉnh theo giá trị hợp lý, cơ sở xác định giá trị hợp lý,
phương pháp kế toán theo giá trị hợp lý, những nội
dung, phạm vi các thông tin cần công bố trên BCTC.
Hiện nay, mặc dù Luật Kế toán 2015 đã đưa ra vấn
đề giá trị hợp lý nhưng cần ban hành văn bản hướng
dẫn áp dụng, chuẩn hóa định nghĩa, giải thích và đưa
ra phương pháp xác định giá trị hợp lý, cụ thể…
Thứ hai,
để giá trị hợp lý thực sự tồn tại, phải có
một môi trường kinh doanh phù hợp. Do vậy, cần
từng bước hoàn chỉnh một hệ thống thị trường hoạt
động; đồng bộ và minh bạch hóa hành lang pháp lý
về kinh doanh. Thị trường hàng hóa và thị trường tài
chính Việt Nam phải được xây dựng ngày càng đồng
bộ, hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm các dữ
liệu tham chiếu trong đo lường giá trị hợp lý. Tiếp tục
đẩy nhanh hoạt động cổ phần hóa doanh nghiệp (DN)
nhà nước, góp phần tạo “sân chơi” bình đẳng cho các
DN, đồng thời, phát triển thị trường chứng khoán,
thị trường vốn thu hút đầu tư nước ngoài, tạo động
lực phát triển cho nền kinh tế và nâng cao môi trường
kinh doanh. Đây chính là nhân tố quan trọng tác động
đến việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán.
Thứ ba,
cần bổ sung các quy định về định giá theo
hướng tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, trình bày
thông tin về giá trị hợp lý trên BCTC, từ đó, tiến tới
việc xây dựng chuẩn mực kế toán đo lường giá trị
hợp lý. Trước mắt, tiếp tục và hoàn thiện việc ban
hành các chuẩn mực còn thiếu, đặc biệt là cần ban
hành chuẩn mực đo lường giá trị hợp lý phù hợp với
điều kiện áp dụng giá trị hợp lý theo IFRS 13.
Thứ tư,
cần có lộ trình hợp lý, tính toán phù hợp
với đặc điểm kinh tế của từng giai đoạn phát triển.
Thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá non trẻ,
hệ thống thông tin hỗ trợ còn hạn chế, nếu áp dụng
toàn bộ theo chuẩn mực quốc tế sẽ ảnh hưởng đến
tính đáng tin cậy của thông tin được định giá theo
giá trị hợp lý. Cơ sở hạ tầng thông tin kinh tế của
các DN cũng còn hạn chế, trình độ kế toán viên chưa
đồng đều, nên việc áp dụng ngay giá trị hợp lý cũng
có thể dẫn đến không ít bất cập.
Thứ năm,
đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, đào
tạo, tăng cường các hội thảo nhằm nâng cao nhận
thức, tạo sự đồng thuận về việc phát triển và sử
dụng giá trị hợp lý trong định giá, từ cơ quan chức
năng, người làm công tác kế toán, cho đến các đối
tượng sử dụng thông tin trên BCTC.
Tài liệu tham khảo
1. Quốc hội (2015), Luật Kế toán Việt Nam năm 2015;
2. Bộ Tài chính, Chuẩn mực Kế toán Việt Nam;
3. Bộ Tài chính (2006), Thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 hướng
dẫn kế toán thực hiện 4 chuẩn mực kế toán;
4. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán DN
ngày 22/12/2014;
5. PGS., TS. Ngô Thị Thị Thu Hồng, TS. Bùi Thị Hằng, Nguyên tắc giá trị hợp lý
theo Luật Kế toán: Lý luận và định hướng áp dụng ở Việt Nam, Tạp chí Tài
chính số tháng 11/2016;
6. ThS. Dương Thị Thanh Hiền (2017) Giá trị hợp lý và giá gốc trong kế toán:
Định hướng áp dụng để phù hợp với thông lệ quốc tế, Tạp chí Tài chính
tháng 12/2017;
7. Nguyễn Thị Thu Thủy (2016), Những điểm mới trong Luật Kế toán sửa đổi,
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Cần bổ sung, cập nhật, nội dung các chuẩn
mực kế toán hiện hành có liên quan đến giá trị
hợp lý, đặc biệt là các chuẩn mực liên quan đến
những tài sản nhạy cảm theo sự biến động thị
trường như các loại chứng khoán đầu tư, các
tài sản tài chính khác.
1...,51,52,53,54,55,56,57,58,59,60 62,63,64,65,66,67,68,69,70,71,...109
Powered by FlippingBook