So ky 1 thang 6 - page 85

TÀI CHÍNH -
Tháng 6/2017
87
sách, có thể hiểu phân tích chuỗi giá trị là việc xây
dựng, điều chỉnh, sắp xếp thể chế chính sách nhằm
nâng cao năng lực của chuỗi giá trị. Cuối cùng là xác
định phạm vi phân tích trong chuỗi giá trị.
Bước 2: Lập sơ đồ chuỗi giá trị
Lập sơ đồ chuỗi giá trị là sử dụng những công cụ
phân tích để hiểu sâu hơn về những thông tin của
chuỗi giá trị được phân tích. Để làm được công việc
này, khi nghiên cứu chuỗi giá trị cần tập trung vào
công việc sau:
Một là,
nhận diện các quá trình trong chuỗi giá trị
đào tạo. Tức là phân tích để tìm hiểu xem chuỗi giá
trị đào tạo gồm những quá trình nào? Mỗi quá trình
gồm những hoạt động cụ thể nào? Và thiết lập sơ đồ
cho các hoạt động đó.
Hai là,
xác định các đối tượng tham gia quá trình
đào tạo và các hinh thức liên kết. Khi các quá trình
hoạt động đã được lập thành sơ đồ, nhà trường cần
xác định chủ thể tham gia chuỗi giá trị là những đối
tượng nào và họ làm những công việc gì? Giữa các
đối tương đó có những mối liên kết nào? Xác định
nguyên nhân của những liên kết này cũng như là lợi
ích mà những liên kết này mang lại.
Ba là,
xác định những sản phẩm dịch vụ được
tạo ra trong chuỗi giá trị. Đây là công việc cần thiết
nhằm đánh giá việc đóng góp của mỗi một quá
trình/công đoạn vào giá trị của sản phẩm đào tạo
cuối cùng cũng như tìm kiếm các giải pháp nâng cao
chất lượng sản phẩm đào tạo.
Bốn là,
lập sơ đồ dòng luân chuyển sản phẩm
hay dịch vụ đào tạo ra thị trường sử dụng lao
động. Trong nội dung này, nhà trường cần lập
một khảo sát thực tế theo dấu chân sản phẩm hoặc
dịch vụ của chuỗi giá trị đào tạo cung cấp ra thị
trường. Sơ đồ này giúp nhà trường thấy được sự
khác biệt về mặt nhu cầu và khả năng đáp ứng
nhu cầu thị trường trong các ngành, lĩnh vực, khu
vực địa lý khác nhau trong từng thời kỳ để có thể
dự báo nhu cầu, xu hướng đào tạo trong tương lai
của nhà trường. Khi phân tích chuỗi giá trị, cần
lập sơ đồ các khâu/các lĩnh vực và mối liên kết
chính trong mỗi khâu hay lĩnh vực đó; Chỉ ra các
tác nhân chính, nút thắt chính trong chuỗi giá trị
để đưa ra can thiệp hợp lý.
Bước 3: Phân tích chuỗi giá trị
Sau khi đã lập sơ đồ chuỗi giá trị, cần phân tích
mối quan hệ giữa các yếu tố trong chuỗi giá trị với
mục tiêu của chuỗi trên một số khía cạnh thông qua
các chỉ tiêu đánh giá về tính kinh tế, hiệu quả trong
việc sử dụng nguồn lực trong mối liên hệ với chất
lượng của sản phẩm được tạo ra. Quá trình phân
tích chuỗi giá trị còn đề cập đến môi trường xung
quanh chuỗi giá trị, để việc phân tích trở nên toàn
diện và đưa ra được một cái nhìn tổng quan về các
yếu tố tác động đến giá trị trong từng quá trình/
công đoạn cũng như là toàn bộ chuỗi.
Bước 4: Rút ra các kết luận
và tìm kiếm các giải pháp tương lai
Việc phân tích chuỗi giá trị là để phục vụ một
mục đích nào đó của nhà trường trong từng thời kỳ
như là phân phối lợi ích thích hợp giữa các bộ phận
tham gia chuỗi giá trị; hoặc đổi mới và nâng cấp
quy trình thực hiện chuỗi giá trị; hay tìm ra những
khó khăn của các giai đoạn hay bộ phận trong việc
tham gia chuỗi giá trị và hướng giải quyết cho các
bộ phận, giai đoạn đó thông qua xây dựng chiến
lược hoạt động cho các bộ phận, giai đoạn đó…Vì
vậy, sau khi phân tích chuỗi giá trị nhà trường cần
rút ra những kết luận nhằm tạo cơ sở cho những
giải pháp được đề xuất của mình.
Lợi ích từ việc phân tích chuỗi giá trị
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện
nay với sự cạnh tranh mạnh mẽ về nguồn nhận lực,
đặc biệt là nhân lực kế toán, kiểm toán thì việc vận
dụng phân tích các chuỗi giá trị vào trong đào tạo
sẽ mang lại nhiều lợi ích không chỉ đối với các cơ
sở đào tạo, mà cả đối với nền kinh tế khi chất lượng
nguồn nhân lực được nâng cao, sức cạnh tranh của
các trường được khẳng định.
L i ích đối với các đơn vị đào tạo
Phân tích chuỗi giá trị giúp các trường xác định
và hiểu chi tiết hơn điểm mạnh, điểm yếu của các
giai đoạn trong chuỗi giá trị của sản phẩm đào tạo
của mình từ đó có thể xác định được lợi thế cạnh
tranh đang nằm ở giai đoạn nào để có chiến lược
đối với sự phát triển sản phẩm dựa trên lợi thế cạnh
tranh sẵn có. Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập kinh
tế, áp lực cạnh tranh cao thì phân tích chuỗi giá trị
thực sự là hữu ích đối với các trường đại học trong
giai đoạn hiện nay.
Việc phân tích chuỗi giá trị cũng là cơ hội đánh
Phân tích chuỗi giá trị hoạt động đào tạo được
sử dụng để đánh giá các hoạt động bên trong,
ảnh hưởng của môi trường bên ngoài và liên
hệ với khả năng của nhà trường để cung cấp
sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao cho xã hội.
1...,75,76,77,78,79,80,81,82,83,84 86,87,88,89,90,91,92,93,94,95,...106
Powered by FlippingBook