So ky 1 thang 6 - page 92

94
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Việt Nam 2017, các chuyên gia trong lĩnh vực
thương mại điện tử khẳng định, Việt Nam sẽ là
một trong số những điểm nóng tăng trưởng của
thương mại điện tử trên thế giới. Thống kê của
Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Hà Nội cho
thấy thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang
có quy mô là 4 tỷ USD (tương đương gần 100.000
tỷ đồng). Việc số lượng người dùng smartphone
tăng lên nhanh chóng tại Việt Nam cũng tạo điều
kiện tốt cho sự phát triển của thương mại điện tử.
Tỷ lệ sử dụng smartphone tại Việt Nam là trên
70%, thậm chí ở các vùng nông thôn cũng lên đến
trên 50%. Thống kê của Nielsen cho thấy trung
bình mỗi người sử dụng Internet tại Việt Nam
đang chi 160 USD/năm cho thương mại điện tử.
Nhờ đó, tốc độ tăng trưởng thị trường của thương
mại điện tử Việt Nam sẽ lên tới 22% hàng năm và
tăng trưởng thương mại điện tử có thể lên đến
30-50%/năm trong thời gian tới. Dự báo, trong 5
năm tới, quy mô thị trường thương mại điện tử
Việt Nam có thể đạt 10 tỷ USD.
Bên cạnh những yếu tố và điều kiện thuận lợi,
Việt Nam cũng đang đối mặt với không ít rào cản,
ảnh hưởng đến sự phát triển nhanh của thương mại
điện tử như: Sự cạnh tranh khốc liệt của các đối thủ;
Lòng tin của người tiêu dùng khi mua sắm trực
tuyến còn thấp; Dịch vụ chuyển phát và hoàn tất
đơn hàng chưa theo kịp nhu cầu... Đặc biệt, dù có
sự tăng trưởng khá nhanh trong thời gian gần đây,
thanh toán điện tử ở Việt Nam vẫn đang ở dạng
tiềm năng, kém xa so với nhiều nước trong khu vực
và trên thế giới. Các chính sách và điều kiện hỗ trợ
phát triển dịch vụ thanh toán điện tử yếu và thiếu;
Trình độ phát triển kinh tế, xã hội còn thấp, trình
độ công nghệ còn nhiều hạn chế; Thói quen thanh
toán tiền mặt và sự thiếu tin tưởng của xã hội đối
với thanh toán điện tử …
Phát triển thương mại điện tử Việt Nam trong AEC
Từ thực trạng thương mại điện tử các nước
ASEAN và thực tiễn phát triển của thương mại điện
tử ở Việt Nam hiện nay, để phát triển thương mại
điện tử Việt Nam thời gian tới, cần quan tâm đến
một số vấn đề sau:
Thứ nhất,
Chính phủ cần tiếp tục rà soát, sửa
đổi, bổ sung, ban hành mới các khuôn khổ pháp
lý và cơ chế chính sách cho phát triển thanh toán
điện tử. Trong đó, khung pháp lý rõ ràng, minh
bạch và sự giám sát hợp lý của Ngân hàng Nhà
nước đối với hệ thống thanh toán điện tử là một
yếu tố quan trọng trong việc tăng cường lòng tin
của người sử dụng và giới DN vào hệ thống thanh
toán điện tử. Ngoài ra, cần tăng cường điều phối,
hợp tác chính sách phát triển dịch vụ thanh toán
điện tử trong nước và quốc tế, liên quốc gia, liên
ngành. Chính phủ cần đầu tư trực tiếp và có chính
sách tiếp tục khuyến khích và thu hút đầu tư của
xã hội, đầu tư tư nhân nhằm phát triển hạ tầng kỹ
thuật cho thanh toán điện tử. Tăng cường các chính
sách khuyến khích phát triển các thị trường tiềm
năng ứng dụng thanh toán điện tử như thị trường
giao thông vận tải, logistic…
Thứ hai,
các DN và các sàn thương mại điện
tử cần tăng cường an ninh mạng, bảo mật, an
toàn thông tin thanh toán điện tử. Với các sàn
giao dịch thương mại điện tử cần tăng cường
quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm, có biện
pháp ngăn chặn, xử phạt với các DN bán hàng
giả, hàng nhái…. Hiệp hội Thương mại điện tử
Việt Nam và DN trong lĩnh vực thương mại điện
tử cần nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các chính sách
quy định hiện không còn phù hợp với sự phát
triển thương mại điện tử.
Thứ ba,
Chính phủ và cácDNcần kết hợp với người
tiêu dùng đẩy mạnh hoạt động truyền thông và giáo
dục, hướng dẫn trong toàn xã hội để thanh toán điện
tử trở thành phương tiện thanh toán quen thuộc với
người dân cũng như đào tạo phát triển nguồn nhân
lực đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ thanh toán
điện tử nói riêng và thương mại nói chung.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo cáo thương mại điện t Việt Nam 2015 – Cục Thương mại điện t và
công nghệ thông tin, Bộ Công Thương;
2. Hiệp hội Thương mại điện t Việt Nam (2017), Báo cáo chỉ số thương mại
điện t Việt Nam 2017;
3. Quyết định 1563/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển
thương mại điện t giai đoạn 2016 – 2020;
4. Google and Temasek (2016), Báo cáo E-conomy SEA 2016.
HÌNH 1: KINH DOANH TRÊN MẠNG XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM
QUA CÁC NĂM
Nguồn: Báo cáo chỉ số Thương mại điện t Việt Nam 2017
1...,82,83,84,85,86,87,88,89,90,91 93,94,95,96,97,98,99,100,101,102,...106
Powered by FlippingBook