So ky 1 thang 6 - page 88

90
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Thái BìnhDương thì các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh
tranh thuế của Việt Namđều ởmức cao hơn, đặc biệt là
tiêu chí số giờ tuân thủ về thuế trung bình của một DN
còn cao so với yêu cầu của DN. Thủ tục hành chính liên
quan đến thuế, hải quan đã được Bộ Tài chính quyết liệt
thực hiện cắt giảm nhưng đòi hỏi của DN cần tiếp tục
đơn giản hóa hơn nữa. Đáp ứng yêu cầu này, thời gian
qua, Chính phủ, Bộ Tài chính đã có nhiều động thái tiếp
tục cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan
đến lĩnh vực thuế trong thời gian tới, nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường kinh doanh.
Đặc biệt, với quyết tâm cải thiện môi trường kinh
doanh, liên tục từ năm 2014 đến nay, Chính phủ đã
có ban hành các Nghị quyết 19 nhằm cải thiện môi
trường kinh doanh Việt Nam. Báo cáo thường niên
về chỉ số thuận lợi kinh doanh 2017 do Ngân hàng
Thế giới công bố cho thấy, Việt Nam xếp hạng 82 trên
tổng số 190 nền kinh tế được đánh giá, tăng 9 bậc so
với năm 2016. So với bảng xếp hạng năm trước, Việt
Nam đã thăng hạng 9 bậc (năm 2016, Việt Nam xếp
thứ 91 với điểm số 61,11/100). Đóng góp quan trọng
vào sự thăng hạng này là sự cải cách mạnh mẽ về thủ
tục hành chính trong lĩnh vực thuế cũng như những
đổi mới về chính sách thuế theo xu thế hội nhập.
Một số vấn đề cần tiếp tục quan tâm
Liên tục từ năm 2014 đến năm 2017, Thủ tướng
Chính phủ đã ban hành các Nghị quyết số 19 về cải
thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực
cạnh tranh quốc gia, trong đó chỉ rõ những định
hướng cấp bách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
về thuế. Thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ, Bộ
Tài chính đã vào cuộc với tinh thần quyết quyết tâm
cao và đã mang lại nhiều kết quả tích cực, góp phần
quan trọng vào cải thiện môi trường kinh doanh
Việt Nam. Tuy nhiên, trước yêu cầu hội nhập đặt
ra việc hoàn thiện các công cụ chính sách và quản
lý thuế phù hợp cần tiếp tục thực hiện. Theo đó, để
nâng cao năng lực cạnh tranh thuế của Việt Nam,
cải thiện môi trường kinh doanh và thu hút dòng
vốn đầu tư từ nước ngoài, cần tiếp tục quan tâm đến
một số nội dung sau:
Thứ nhất,
tiếp tục triển khai thực hiện cải cách
thủ tục hành chính. Rà soát và rút gọn các thủ tục
hành chính thuế; các biểu mẫu, thành phần hồ sơ
đơn giản; quy định rõ trách nhiệm của từng phòng
ban, công chức quản lý thuế trong việc tiếp nhận và
giải quyết; bổ sung và sửa đổi các quy định về thuế
cho phù hợp với những nội dung thay đổi thủ tục
hành chính và giảm tần suất kê khai thuế để giảm
gánh nặng tuân thủ cho người nộp thuế.
Thứ hai,
tăng cường hỗ trợ người nộp thuế, cần
tăng cường hơn nữa việc tổ chức tập huấn chính sách
thuế mới cho người nộp thuế; tăng cường tiếp xúc,
đối thoại, tư vấn qua đường dây nóng hay hộp thư
thoại; khuyến khích phát triển các đại lý thuế.
Thứ ba,
thay đổi chính sách thuế theo hướng phù
hợp với thông lệ chung của quốc tế như thống nhất
một mức thuế suất thuế giá trị gia tăng; bên cạnh
thực hiện lộ trình giảm thuế suất thuế TNDN, cần
xây dựng chính sách thuế khuyến khích đặc biệt
cho các dự án khởi nghiệp như áp dụng thuế suất
thấp, miễn thuế TNDN trong những năm đầu kể
từ năm kinh doanh có lãi; thống nhất một phương
pháp tính thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản
thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, chuyển
nhượng chứng khoán…
Thứ tư,
hoàn thiện hiện đại hóa quản lý thuế, tập
trung xây dựng hạ tầng truyền thông hiện đại, có tính
bảo mật cao trong công tác thu thuế; sớm hoàn thiện hệ
thống dịch vụ thuế điện tử để triển khai trong các DN;
hợp tác và trao đổi thông tin với các tổ chức quốc tế.
Tài liệu tham khảo:
1. Giáo trình Luật thuế, Đại học luật TP Hồ Chí Minh, NXB Hồng Đức, 2016;
2. S Đình Thành và cộng sự (2015), Cải cách hệ thống thuế Việt Nam theo
cam kết hội nhập đến năm 2020, Tạp chí Phát triển kinh tế, 26 (3), 02-26;
3. Các website: gdt.gov.vn, mof.gov.vn; cafef.vn,…
XẾP HẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH THUẾ
CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC
Nước
Xếp hạng hàng năm
2010 2011 2012 2013 2014
Singapore
4
5
5
5
5
Hàn Quốc
44
30
25
25
29
Malaysia
28
15
36
32
31
Thái Lan
97
96
70
62
70
Nhật Bản
119
127
140 122 121
Philippines
135
143
131 127 126
Lào
122
126
119 129 127
Trung Quốc
121
122
120 120 132
Indonesia
130
131
137 160 148
Việt Nam
151
138
149 173 168
Nguồn: Paying Taxes 2012, 2013, 2014, 2015, 2016
Việt Nam được đánh giá là có sự thay đổi mạnh
mẽ trong những năm gần đây về năng lực
cạnh tranh thuế. Báo cáo thường niên về chỉ
số thuận lợi kinh doanh 2017 do Ngân hàng
Thế giới công bố cho thấy, Việt Nam xếp hạng
82 trên tổng số 190 nền kinh tế được đánh giá,
tăng 9 bậc so với năm 2016.
1...,78,79,80,81,82,83,84,85,86,87 89,90,91,92,93,94,95,96,97,98,...106
Powered by FlippingBook