So ky 1 thang 6 - page 86

88
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
giá lại năng lực của các nhà trường, trong đó có
năng lực của bộ máy quản trị các cấp trong nhà
trường. Việc hiểu rõ chuỗi giá trị giúp nhà trường
hoàn thiện hay nâng cấp những hoạt động đào tạo
của mình. Trên cơ sở hiểu rõ những điểm mạnh,
điểm yếu của các yếu tố có liên quan đến chuỗi giá
trị tìm kiếm những nhân tố chủ chốt trong chuỗi giá
trị ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo từ đó tìm ra
những giải pháp phù hợp trong tương lai nhằm cải
thiện hiệu quả của hoạt động đào tạo. Điều này phù
hợp với cơ chế tự chủ về tài chính hiện nay của các
trường đại học.
Phân tích chuỗi giá trị giúp nhà trường thực
hiện việc phân phối thu nhập hợp lý. Để có được
những đánh giá khách quan về sự đóng góp của
các đối tượng tham gia vào chuỗi giá trị, việc phân
tích chuỗi giá trị là cách duy nhất để có được những
thông tin đó.
Hơn nữa, một phân tích chuỗi giá trị làm sáng
tỏ việc các chủ thể tham gia vào các công đoạn của
chuỗi như thế nào. Trong bối cảnh hiện nay, khi mức
độ tham gia của các trường trên các thị trường lao
động thay đổi do thị trường xáo trộn, thì việc xem
xét những mối liên kết này thực sự cần thiết và là cơ
sở để đưa ra những quyết định chiến lược về việc
thâm nhập, gìn giữ hay phát triển thị trường đào tạo
của từng trường.
L i ích đối với kinh tế - xã hội
Góp phần hình thành một văn hoá hợp tác toàn
diện trong quy trình đào tạo có sự kết hợp giữa
nhiều đối tượng từ gia đình đến nhà trường, doanh
nghiệp, nhà nước, xã hội, tổ chức quốc tế, từ đó giúp
cho nền kinh tế xã hội sử dụng hiệu quả hơn các
nguồn lực sẵn có của mình thông qua tăng cường
hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực và tăng cường
khả năng hội nhập của nền kinh tế, mang tới một
môi trường kinh doanh đào tạo lành mạnh, với triết
lý giáo dục bền vững các bên cùng có lợi. Chuỗi giá
trị góp phần nâng cao sản phẩm dịch vụ tới người
học và người sử dụng lao động đưa người học,
người sử dụng lao động thành trung tâm của các
hoạt động đào tạo.
Một số khuyến nghị
nâng cao chất lượng đào tạo
Để có thể áp dụng phân tích chuỗi giá trị cho việc
nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học,
cần triển khai một số công việc cơ bản như:
Thứ nhất,
nghiêm túc phân tích chuỗi giá trị cho
những sản phẩm của mình để có thể nhận rõ thực
trạng chuỗi giá trị của nhà trường, cũng như chuỗi
giá trị sản phẩm cạnh tranh của nhà trường để có
chiến lược đầu tư cho phù hợp.
Thứ hai,
trong từng chuỗi giá trị sản phẩm nhận
rõ những khâu, những bộ phận hiện đang yếu kém
cần tăng cường các biện pháp gia tăng giá trị cho nó.
Nhân thức rõ những nguyên nhân yếu kém đến từ
những nhân tố chủ yếu nào?
Thứ ba,
tìm kiếm và triển khai áp dụng các
công cụ, mô hình quản trị hiện đại và phù hợp
với những khâu những bộ phận hiện đang yếu
kém để cải thiện hiệu quả hoạt động của bộ phận
đó và gia tăng giá trị cho sản phẩm. Đặc biệt, chú
ý những khâu ảnh hưởng lớn đến sự gia tăng giá
trị của sản phẩm quyết định lợi thế canh tranh của
nhà trường;
Thứ tư,
trong quá trinh áp dụng những mô hình,
công cụ quản trị hiện đại cần xem xét tới những nhân
tố ảnh hưởng bên trong và bên ngoài, những nhân
tố trước mắt, lâu dài cho việc cải thiện giá trị của sản
phẩm đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường.
Thứ năm,
tuyên truyền và có biện pháp kiểm
soát đối với từng bộ phận, đối tác tham gia chuỗi
giá trị để đảm bảo rằng mục tiêu của chuỗi giá tri
sẽ được các bộ phận, đối tác nắm rõ và luôn phát
huy được đúng vai trò của từng bộ phận đó trong
từng chuỗi;
Thứ sáu,
thiết lập lộ trình cho các công việc đó
nhằm đảm bảo các công việc được triển khai thực sự
không mang tính hình thức, hay đảm bảo tính tổng
thể của biện pháp tránh tình trạng việc cải thiện giá
trị chỉ có tính chất cục bộ.
Có thể nói, việc áp dụng phân tích chuỗi giá trị
là hết sức cần thiết nhằm cung cấp cho các trường
một cách tiếp cận giải quyết mang tính tổng thể,
toàn diện, chiến lược. Những giải pháp cụ thể khi
ứng dụng chuỗi giá trị này sẽ phụ thuộc vào điều
kiện của từng trường, do đó mỗi trường đại học
cần có những nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa cho
các nội dung của phân tích chuỗi giá trị cho những
sản phẩm đào tạo của chính mình, để có thể tìm
ra những giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm cũng như khả năng cạnh trạnhtrên
thị trường cả trong nước và quốc tế.
Tài liệu tham khảo:
1. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp quốc gia: “Đổi mới và nâng cao chất lượng đào
tạo kế toán, kiểm toán theo yêu cầu hội nhập” – Đại học Kinh doanh và công
nghệ Hà Nội và Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam;
2. Kỷ yếu Hội thảo khoa học cấp quốc gia: “Kế toán, kiểm toán Việt Nam trong
điều kiện hội nhập, tham gia vào các hiệp định thương mại thế hệ mới” –
Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội;
3. Giáo trình Phân tích chuỗi giá trị của Chương trình đào tạo kinh tế Fulbright.
1...,76,77,78,79,80,81,82,83,84,85 87,88,89,90,91,92,93,94,95,96,...106
Powered by FlippingBook