TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 66

70
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
12 giây đối với hàng xuất khẩu và 39 giờ 45 phút 12
giây đối với hàng nhập khẩu; Hà Tĩnh đạt 4 ngày
12h đối với hàng nhập khẩu và đạt 1 ngày 12 giờ 52
phút đối với hàng xuất khẩu…
- Mô hình Trung tâm hành chính công được nhiều
tỉnh/thành phố đẩy mạnh nhằm giảm thiểu thời gian
đi lại, giảm phiền hà cho người dân và DN.
- Các tỉnh/thành phố cũng đều tích cực triển khai
thực hiện kê khai nộp thuế điện tử (đa số đạt từ
96-100%), nhất là ở các địa phương như: Đồng Nai,
Quảng Trị, Gia Lai (đạt 100%), Bình Thuận (99,84%),
TP. Hồ Chí Minh (99,37%), Cần Thơ (99,51%), Hưng
Yên (99,6%), Hà Tĩnh (99%).
- Việc tổ chức đối thoại giữa các cấp chính quyền
với DN được đa số các địa phương quan tâm. Nhiều
địa phương đã có nhiều sáng tạo trong tổ chức đối
thoại với DN như: tổ chức đối thoại loại theo loại
hình DN, đối thoại trên truyền hình… Đặc biệt, mô
hình “cà phê doanh nhân” được nhiều tỉnh triển
khai nhằm tạo không khí thân thiện giữa chính
quyền và DN trong đối thoại.
Những vấn đề tồn tại và hạn chế
Bên cạnh những chuyển biến tích cực sau một
năm triển khai Nghị quyết 35/NQ-CP, thực tiễn
cũng còn một số hạn chế như:
- Nhiều bộ ngành, địa phương triển khai sớm,
hiệu quả, quyết liệt Nghị quyết 35/NQ-CP nhưng
vẫn còn một số bộ ngành, địa phương chậm triển
khai thực hiện Nghị quyết, hoặc triển khai Nghị
quyết mang tính chất hình thức. Điều này dẫn tới
tình trạng “nóng trên” nhưng “lạnh dưới”, làm
giảm hiệu quả và tác động của Nghị quyết tới môi
trường kinh doanh và hỗ trợ phát triển DN một
cách kịp thời. Một số tỉnh, thành phố chưa quy
định rõ thời gian triển khai các hoạt động thực
hiện Chương trình hành động. Đa số các tỉnh chưa
đề cao vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, các hiệp hội DN và các tổ chức đoàn thể, xã
hội nghề nghiệp.
- Công tác cải cách TTHC mặc dù đã được triển
khai thực hiện tốt nhưng chưa đáp ứng yêu cầu của
DN, nhà đầu tư. Một bộ phận cán bộ, công chức,
viên chức làm công tác giải quyết TTHC cho DN,
nhà đầu tư có trình độ, năng lực còn hạn chế, gây
phiền hà, bức xúc cho DN.
- Tình trạng DN than phiền về việc các TTHC chậm
trễ, gây khó khăn, phiền hà cho DN vẫn còn nhiều.
- Một số tỉnh còn nhẫm lẫn giữa chỉ tiêu DN hoạt
động hiệu quả với chỉ tiêu đăng ký thành lập DN
mới; một số khác không chỉ rõ số lượng DN cụ thể
mà chỉ đăng ký chỉ tiêu chung chung, số DN đến
năm 2020 tăng gấp đôi so với hiện tại.
- Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin
ở mức 3, mức 4 trong giải quyết thủ tục hành chính
ở một số lĩnh vực liên quan đến DN còn chậm. Số
lượng các thủ tục hành chính được cung cấp trực
tuyến mức độ 3 và 4 còn rất ít.
- Công tác cải cách việc giải quyết các tranh chấp
dân sự, kinh doanh, thương mại liên quan đến DN
của tòa án các cấp còn chậm, kéo dài khiến DN ít lựa
chọn phương án kiện ra tòa khi có tranh chấp.
Đề xuất, kiến nghị
Nhằm tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt
được, khắc phục những tồn tại, khó khăn, thời gian
tới cần thiết phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các
nhóm giải pháp đã đề ra, trong đó tập trung vào các
nội dung chủ yếu như:
- Cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho DN: Tiếp
tục có giải pháp mạnh mẽ, đột phá để cải cách TTHC
cũng như trong tổ chức, triển khai, giám sát thực hiện
mô hình một cửa, trung tâm hành chính công; Cải tiến
hình thức tổ chức đối thoại giữa DN với chính quyền
địa phương...
- Tiếp tục tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ DN đổi
mới sáng tạo: Các địa phương cần phải thực sự coi
trọng và tiến hành có hiệu quả hoạt động khởi sự
DN, đồng thời hạn chế những hoạt động có tính chất
“phong trào”…
- Bảo đảm quyền kinh doanh, quyền bình đẳng
tiếp cận các nguồn lực và cơ hội kinh doanh của
DN: Các bộ, ngành và cơ quan có liên quan cần tăng
cường đối thoại chính sách giữa DN và các cơ quan
nhà nước; Ưu tiên vốn cho các chương trình, dự án
trọng điểm quốc gia…
- Giảm chi phí kinh doanh cho DN: Nhà nước
cần có chính sách hỗ trợ, giảm trừ thuế, tạo thuận lợi
cho DN ổn định đầu tư, phát triển trong thời kỳ khó
khăn hiện nay; Cân nhắc việc tăng lương tối thiểu
vùng phù hợp với sức chịu đựng của DN….
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của DN: Tiếp tục
rút ngắn thời gian, thủ tục phá sản DN; Nâng cao hiệu
quả của công tác thi hành án dân sự; Xây dựng các chế
tài đủ mạnh để răn đe các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh, vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ, đảm bảo
uy tín ngành và thương hiệu hàng hóa Việt Nam…
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị quyết 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN đến năm2020;
2.VCCI(2017),KếtquảkhảosátýkiếnđánhgiácủaDNsau1nămthựchiệnNghịquyết
35/NQ-CPcủaChínhphủngày16/5/2016vềhỗtrợpháttriểnDNđếnnăm2020;
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017), Báo cáo sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết
35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020.
1...,56,57,58,59,60,61,62,63,64,65 67,68,69,70,71,72,73,74,75,76,...90
Powered by FlippingBook