TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 69

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2017
73
Thông tư số 08/2016/TT-NHNN ngày 16/06/2016 sửa
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/
TT-NHNN ngày 06/09/2013 quy định về việc mua,
bán và xử lý nợ xấu của VAMC theo cơ chế thị trường
giúp tăng tính chủ động và quyền hạn cho VAMC.
Sự quyết tâm vào cuộc xử lý nợ xấu từ các cấp,
các ngành, đã mang lại những kết quả tích cực. Đến
hết năm 2016, tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng
(TCTD) đã giảm xuống dưới 3%. Tuy nhiên, kết quả
trên vẫn chưa như kỳ vọng và nếu bao gồm cả các
khoản nợ xấu, nợ đã bán cho VAMC chưa xử lý thì
tỷ lệ vẫn còn khá cao.
Báo cáo tổng quan thị trường tài chính năm 2016
của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho biết,
dù tỷ lệ nợ xấu ghi nhận mức giảm, song nợ chờ
xử lý (bán cho VAMC) và nợ xấu tiềm ẩn vẫn lớn.
Tổng số nợ bán cho VAMC chưa xử lý là 224.000 tỷ
đồng (chiếm 85% nợ xấu bán cho VAMC, và chiếm
khoảng 4,3% tổng tín dụng). Trong năm 2016, số
dự phòng rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng
ước tăng khoảng 11,9% so với cuối năm 2015 (năm
2015 tăng 5,4%); dự phòng rủi ro cụ thể tăng 24,9%,
cao hơn so với cùng kỳ năm 2015 (11,9%); tỷ lệ dự
phòng rủi ro cụ thể/nợ xấu báo cáo là 57,2%.
Báo cáo của VAMC cho biết, tính đến đầu năm
2017, sau hơn 3 năm hoạt động, VAMC đã mua
tổng cộng được 25.689 khoản nợ xấu tại 42 tổ chức
tín dụng (TCTD) tại Việt Nam với tổng dư nợ gốc
284.206 tỷ đồng, giá mua nợ thanh toán bằng trái
phiếu đặc biệt là 247.423 tỷ đồng. Hầu hết khoản
nợ xấu VAMC đã nhận từ các TCTD đều có tài sản
bảo đảm là bất động sản hoặc tài sản hình thành từ
vốn vay, kể cả bất động sản, nhà máy, xí nghiệp,
khu công nghiệp, dự án, trái phiếu doanh nghiệp...
Lũy kế từ năm 2013 đến nay, VAMC đã phối hợp
với các TCTD thu hồi nợ được 50.165 tỷ đồng bằng
Thực trạng xử lý nợ xấu của ngành Ngân hàng
Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành nhiều
chính sách về mua bán, xử lý nợ xấu như: Nghị định
số 53/2013/NĐ-CP, ngày 18/05/2013 của Chính phủ
về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản
lý tài sản của các tổ chưc tín dụng (VAMC); Nghị định
số 34/2015/NĐ-CP ngày 31/03/2015 sửa đổi Nghị định
số 53/2015/NĐ-CP; Thông tư số 19/2013/TT-NHNN,
ngày 06/09/2013 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
về mua, bán và xử lý nợ xấu của VAMC; Quyết định
số 618/QĐ-NHNN ngày 12/04/2016 về việc xây dựng
và triển khai phương án mua nợ xấu theo giá trị thị
trường của VAMC. Tiếp đó, NHNN đã ban hành
BÀNTHÊMVỀMỘT SỐGIẢI PHÁP
XỬ LÝ NỢ XẤUTRONGBỐI CẢNHHIỆNNAY
TS. CẢNH CHÍ HOÀNG
- Đại học Tài chính Marketing
Hiện nay, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã vượt qua giai đoạn khó khăn. Các ngân hàng hoạt
động ổn định, thanh khoản bảo đảm, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát, khống chế chặt chẽ, lãi suất cho
vay giảm giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và bảo
đảm an sinh xã hội. Tuy vậy, quá trình xử lý nợ xấu vẫn gặp nhiều vướng mắc. Bài viết phân tích
thực trạng tình hình nợ xấu và đưa ra một số giải pháp nhằm xử lý nợ xấu trong bối cảnh hiện nay.
Từ khóa: Nợ xấu, xử lý nợ, an toàn tài chính, tín dụng, ngân hàng
Currently, the Vietnamese banking system
has overcome a difficult period. The banks are
now operating stably, liquidity is ensured, bad
debt ratio has been controlled and tightened,
lending interest rates have been reduced to help
businesses recover production and business,
supporting economic growth and guarantying
social welfare. However, the process of dealing
with bad debt still encounters many obstacles.
This article analyzes the current status of bad
debt and offers some solutions to deal with
bad debt in the current situation.
Keywords: bad debt, debt handling, financial
security, credit, banking
Ngày nhận bài: 6/6/2017
Ngày hoàn thiện biên tập: 26/6/2017
Ngày duyệt đăng: 28/6/2017
1...,59,60,61,62,63,64,65,66,67,68 70,71,72,73,74,75,76,77,78,79,...90
Powered by FlippingBook