TCTC (2017) so 7 ky 1 (nen) - page 72

76
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Sau sự kiện chính trị từ năm 2014, Liên bang Nga
đã ban hành lệnh cấm vận áp dụng đối với Hoa
Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Canada, Australia
và Nauy, trong đó có các sản phẩm rau, củ thuộc
chương 07 (từ phân nhóm 0701 đến 0714) dưới
dạng tươi, ướp lạnh như khoai tây, cà chua, cà rốt,
đậu bắp, dưa chuột, củ cải…; các loại trái cây thuộc
chương 08 (từ phân nhóm 0801 đến 0813) dưới dạng
tươi, sấy khô, đông lạnh như các loại quả ôn đới,
hàn đới (gồm táo, lê, mơ, anh đào, đào, mận…) và
một số loại quả nhiệt đới (gồm chuối, dứa, bơ, ổi,
cam, quýt, lê, xoài, măng cụt…). Sau khi ban hành
lệnh cấm vận, Liên bang Nga đã tăng cường nhập
khẩu các loại rau từ Thổ Nhĩ Kỳ, Agentina, Chilê,
Trung Quốc, Uzbekistan, Azecbaizan; các loại trái
cây ôn đới, hàn đới như táo, lê, đào, dâu tây, mơ,
mận từ Agentina, Chilê, Trung Quốc, Séc bi, Iran,
Thổ Nhĩ Kỳ, Uzbekistan, Azecbaizan; các loại trái
cây có múi từ Ai cập, Ma rốc, Nam Phi.
- Về khả năng cung ứng sản phẩm của Việt Nam:
Liên bang Nga là quốc gia thuộc khu vực khí hậu
ôn đới và hàn đới, không có khả năng trồng và phát
triển rau, củ và trái cây nhiệt đới. Do đó, Việt Nam
đang xuất khẩu sang thị trường này các loại trái cây
nhiệt đới như dứa, chuối, bưởi, vải, chôm chôm,
hồng xiêm, mãng cầu, sầu riêng… dưới dạng tươi,
ướp lạnh, đóng lon, sấy khô và một số loại rau, củ
như dưa chuột, cà chua, đậu bắp, ớt, khoai tây, ngô
non… dưới dạng muối, dầm giấm, đóng lon. Tình
hình xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Nga
đã có xu hướng tăng dần, tuy nhiên vẫn chưa tương
xứng với tiềm năng hiện có của Việt Nam.
- Xét về góc độ cơ cấu sản phẩm:
Việt Nam có thế
mạnh xuất khẩu sang thị trường Nga các loại trái
cây nhiệt đới và các loại rau trái vụ thu hoạch như
dứa, bưởi, chuối, thanh long, xoài, dưa chuột, cà
chua, ngô non… dưới dạng tươi, ướp lạnh, ngâm
muối, dầm giấm, đóng lon, ép nước. Lệnh cấm
vận của Liên bang Nga với một số quốc gia năm
2014 chủ yếu lại là các sản phẩm ôn đới và Liên
bang Nga cũng đã tăng cường nhập khẩu để thay
thế thiếu hụt từ các quốc gia có nguồn cung sản
phẩm ôn đới tương ứng. Như vậy, phân khúc thị
trường đối với nhóm hàng này tại thị trường Nga
là rõ nét. Tuy nhiên, bối cảnh thị trường Nga tại
thời điểm hiện nay vẫn đầy tiềm năng đối với Việt
Nam trong việc thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm
rau, trái cây mà Việt Nam có thế mạnh với mục
tiêu tận dụng cơ hội để tăng cường giới thiệu,
quảng bá và từng bước đa dạng hóa thị hiếu
người tiêu dùng Nga.
Đối với mặt hàng thịt gia cầm, gia súc
- Về dung lượng thị trường:
Theo số liệu của Cục
Hải quan Liên bang Nga, dung lượng tiêu thụ bình
quân sản phẩm thịt gia cầm, gia súc các loại của thị
trường Nga hiện này là gần 10,1 triệu tấn/năm. Cụ
thể, nhu cầu tiêu thụ thịt bò là 2,4 triệu tấn/năm,
BẢNG 1: KIM NGẠCH XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG LIÊN BANG NGA GIAI ĐOẠN 2013-2016
Kim ngạch xuất khẩu
2013
2014
2015
2016
Mặt hàng rau quả
Kim ngạch xuất khẩu (nghìn USD)
32.126
37.107
22.942
23.461
Tăng trưởng so với cùng kỳ (%)
14,2
15,5
-38,2
2,3
Tỷ trọng trong tổng xuất khẩu rau quả cả nước (%)
3,0
2,0
1, 2
1,0
Mặt hàng gạo
Kim ngạch xuất khẩu (nghìn USD)
41.715
10.501
19.179
9.514
Tăng trưởng so với cùng kỳ (%)
458,7
-74,8
82,6
-49,6
Tỷ trọng trong tổng xuất khẩu gạo cả nước (%)
1,4
0,4
0,7
0,4
Mặt hàng chè
Kim ngạch xuất khẩu (nghìn USD)
19.251
10.501
22.366
14.606
Tăng trưởng so với cùng kỳ (%)
-10,9
-45,5
113,0
2,1
Tỷ trọng trong tổng xuất khẩu chè cả nước (%)
8,4
4,6
10,5
10,5
Mặt hàng cà phê
Kim ngạch xuất khẩu (nghìn USD)
93.298
122.453
103.960
118.467
Tăng trưởng so với cùng kỳ (%)
13,0
31,2
-15,1
14,0
Tỷ trọng trong tổng xuất khẩu cà phê cả nước (%)
3,4
3,4
3,9
3,5
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
1...,62,63,64,65,66,67,68,69,70,71 73,74,75,76,77,78,79,80,81,82,...90
Powered by FlippingBook