TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 104

103
Cùng với sự tăng trưởng về lượng khách, đóng góp
của du lịch vào nền kinh tế giai đoạn vừa qua cũng
rất ấn tượng.
Năm 2015, du lịch Việt Nam vượt 6,7% về lượng
khách quốc tế và 46% về khách nội địa so với mục
tiêu đặt ra. Năm 2017, chịu tác động không nhỏ từ
diễn biến phức tạp của thiên tai, bão lũ, song du lịch
Việt Nam đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Ngành
Du lịch nước ta đã đón 12,9 triệu lượt khách quốc tế,
tăng gần 30% so với năm 2016. Tính chung hai năm
2016 và 2017, lượng khách quốc tế đến Việt Nam
tăng gần 60% so với năm 2015.
Đồng thời, ngành Du lịch cũng phục vụ 73,2 triệu
lượt khách nội địa; Tổng doanh thu từ du lịch đạt hơn
510.900 tỷ đồng, tương đương 23 tỷ USD, đóng góp
khoảng 7% GDP. 6 tháng đầu năm 2018, khách quốc
tế đến nước ta ước đạt hơn 7,89 triệu lượt người, tăng
27,2% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, khách đến
bằng đường hàng không tăng 22,2%; đến bằng đường
bộ tăng 63,7%; đến bằng đường biển tăng 1,7%.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, khách quốc tế đến
nước ta từ châuÁ tăng 32,7%so với cùng kỳ nămtrước,
khách đến từ Trung Quốc tăng 36,1%, Hàn Quốc tăng
60,7%. Khách đến từ châu Âu tăng 11%; khách đến từ
châu Mỹ tăng 13,5%; khách đến từ châu Đại dương
tăng 10%; khách đến từ châu Phi tăng 22,2%.
Có được kết quả đó là do công tác quản lý nhà
nước về du lịch được thực hiện chặt chẽ. Ngoài việc
ban hành những chỉ thị, nghị quyết, quyết định về
phát triển du lịch, Chính phủ liên tục có những chỉ
đạo quyết liệt, kịp thời tại các cuộc họp thường kỳ
để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn mang tính then
chốt cho ngành Du lịch. Việc tiếp tục miễn thị thực
cho công dân năm nước châu Âu bắt đầu thực thi
Thực trạng phát triển du lịch Việt Nam
Trong thời gian qua, du lịch Việt Nam đã đạt được
kết quả tích cực đáng khích lệ. Theo số liệu của Tổng
Cục Du lịch, du lịch Việt Nam đã đạt tốc độ tăng
trưởng nhanh, liên tục với tỷ lệ trung bình trên 10%.
TĂNGCƯỜNGVAI TRÒNHÀNƯỚC
TRONGPHÁTTRIỂNDULỊCHVIỆTNAM
ThS. NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT
- Đại học Văn hóa Hà Nội *
Theo số liệu của Tổng cục Du lịch, du lịch Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, liên tục với tỷ
lệ trung bình trên 10%. Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về du lịch, nhiều chủ trương, chính sách
và hoạt động cụ thể được triển khai thực hiện theo hướng hỗ trợ du lịch phát triển bền vững như:
Định hướng chiến lược, chính sách và các công cụ thực thi, hợp tác quốc tế, truyền thông nâng cao
nhận thức…Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, chặng đường phát triển của ngành Du lịch
nước ta vẫn đang đối diện nhiều thách thức cần vượt qua.
Từ khóa: Phát triển du lịch, kinh tế du lịch, hội nhập, văn hóa
STRENGTHENING THE STATE'S ROLE
IN THE DEVELOPMENT OF TOURISM IN VIETNAM
Presently, tourism has become essential and
considered as “non-smoke industry” bringing
about a vastness of benefit for the Vietnam’s
economy. For the public management of tourism,
there have been variety of strategies, plans and
policies aswell as realistic activities implemented to
ensure the sustainabledevelopment of tourismsuch
as: strategic orientation, policies and instruments
of implementation; international cooperation,
communication and awareness improvement,
etc. However, the highway for the development
of Vietnam’s tourism still has to clear up many
challenges to catch up with the development of
tourism in Thailand, Malaysia, Singapore and
Indonesia. To ensure the sustainable development
of tourism in Vietnam, it is essential to have the
attention and support from the State.
Keywords: Development of tourism, tourism economics,
integration, culture
Ngày nhận bài: 7/6/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 22/6/2018
Ngày duyệt đăng: 29/6/2018
*Email:
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
1...,94,95,96,97,98,99,100,101,102,103 105,106,107,108,109,110,111,112,113,114,...129
Powered by FlippingBook