TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 114

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
113
lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Với nguyên tắc
hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; trung
thực, khách quan, công khai, minh bạch cùng với
chức năng kiểm tra, đánh giá, xác nhận, kết luận và
kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính
công, tài sản công được quy định trong Hiến pháp
và Luật KTNN.
Sau 22 năm hình thành và phát triển, đến nay
KTNN đã khẳng định vai trò không thể thiếu trong
hệ thống kiểm tra, kiểmsoát củaNhà nước. Trước yêu
cầu ngày càng cao về bảo đảm tính minh bạch, công
khai, hiệu quả trong quản trị công, đòi hỏi KTNN
phải có trách nhiệm cao hơn, hoạt động chất lượng
hơn, không ngừng gia tăng giá trị và lợi ích của hoạt
động KTNN. Hoạt động KTNN phải góp phần minh
bạch nền tài chính quốc gia, đóng góp tích cực vào
việc hoàn thiện chính sách pháp luật, phòng chống
tham nhũng, lãng phí với phương châm hành động
xuyên suốt trong chặng đường phát triển KTNN, đó
là: Nâng cao năng lực hoạt động, hiệu lực pháp lý,
chất lượng và hiệu quả hoạt động của KTNN như
một công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong kiểm
toán, giám sát quản lý và sử dụng tài chính công,
tài sản công.
Kết quả hoạt động KTNN không chỉ thể hiện,
ghi nhận bằng những số liệu kiến nghị xử lý tài
chính, mà còn ở những kiến nghị hoàn thiện chính
sách pháp luật, siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính,
phòng chống tham nhũng; Giúp các đơn vị được
kiểm toán, các cơ quan quản lý nhà nước chấn chỉnh
công tác quản lý tài chính - ngân sách, kế toán, ngăn
ngừa những hành vi tiêu cực, tham ô, lãng phí, thất
Hoàn thiện cơ sở pháp lý đồng bộ,
phát triển nguồn nhân lực
Kiểm toán Nhà nước (KTNN) là cơ quan do
Quốc hội thành lập, thực hiện kiểm toán việc quản
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGNGUỒNNHÂN LỰC
CỦA KIỂMTOÁNNHÀNƯỚC TRONGHỘI NHẬP QUỐC TẾ
NCS. HOÀNG BỔNG
- Kiểm toán Nhà nước khu vực XIII *
Những năm qua, hành lang pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước ngày càng
hoàn thiện, đồng bộ từ Hiến pháp năm 2013, Luật Kiểm toán nhà nước năm 2015, Chiến lược phát
triển kiểm toán nhà nước đến năm 2020, đến hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước, các quy
trình, quy chế chuyên môn nghề nghiệp. Đây là cơ sở pháp lý vững chắc cho sự phát triển của kiểm
toán nhà nước trong tương lai và cũng đặt ra những yêu cầu mới để Kiểm toán Nhà nước phấn đấu
trở thành cơ quan kiểm tra tài chính công, tài sản công có trách nhiệm, uy tín, năng động và hiện
đại, phục vụ yêu cầu phát triển và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực là giải pháp quan trọng, giúp Kiểm toán Nhà nước thực hiện tốt chức năng
kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
Từ khóa: Nguồn nhân lực, Kiểm toán Nhà nước, hội nhập kinh tế
IMPROVING HUMAN RESOURCE QUALITY OF THE STATE
AUDIT TO MEET THE REQUIREMENT OF INTEGRATION
In recent years, the legal framework for organization
and operation of the State Audit has been
continuously improved including the Constitution
2013, Law on State Auditing 2015, State auditing
development strategy until 2020, the systemof state
auditing standards, procedures and professional
regulations. These are the firm legal fundamentals
for the development of state audit in the future, and
in turn they make new requirements for the State
Audit to develop into a public financial and assets
inspector of responsibility, prestige, creditability,
dynamic and modern that serve the demand
for development and integration of the country.
Improvement of human resource quality is an
important content thathelps theStateAuditperform
well its function of inspecting the management of
public finance and assets.
Keywords: Human resource, State Audit, economic integration
Ngày nhận bài: 10/6/2018
Ngày hoàn thiện biên tập: 26/6/2018
Ngày duyệt đăng: 3/7/2018
*Email:
1...,104,105,106,107,108,109,110,111,112,113 115,116,117,118,119,120,121,122,123,124,...129
Powered by FlippingBook