TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 96

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
95
tế và thực hiện đồng bộ với phát triển kinh tế, phù
hợp với trình độ phát triển và khả năng nguồn lực
trong từng thời kỳ...; Đồng thời, thực hiện có trọng
tâm, trọng điểm, bảo đảm mức sống tối thiểu và hỗ
trợ kịp thời người có hoàn cảnh khó khăn; Coi
bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường
xuyên, quan trọng của Đảng, Nhà nước, của cả hệ
thống chính trị và toàn xã hội, phấn đấu đến năm
2020 cơ bản hình thành hệ thống an sinh xã hội bao
phủ toàn dân.
Như vậy, vấn đề an sinh xã hội, hướng tới tăng
trưởng xanh, bền vững đã được nhất quán và cụ thể
hóa trong nhiều chính sách quan trọng của Đảng và
Nhà nước. Định hướng xây dựng và thực hiện hệ
thống an sinh xã hội của nước ta được xác định là hoạt
động trên nguyên tắc đóng tiền để được bảo hiểm và
bảo hiểm đó phải bảo đảm mức sống tối thiểu, cho
dù có xảy ra tình trạng khủng hoảng kinh tế hoặc lạm
phát. Do vậy, hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam
đang được triển khai theo hướng đa tầng, linh hoạt,
nhằm mục tiêu cơ bản: Giải quyết được những vấn
đề cơ bản trong giai đoạn chuyển đổi của Việt Nam;
mang tính xã hội; Bảo đảm độ an toàn và có yếu tố
bền vững. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập sâu
vào nền kinh tế thế giới và đòi hỏi ngày càng cao
của nền kinh tế như hiện nay thì vấn đề thực hiện an
sinh xã hội cũng đặt ra không ít hệ lụy. Hệ thống an
sinh xã hội nước ta đang tồn tại nhiều vướng mắc,
nguyên nhân là do hệ thống này chưa được phổ cập
trong toàn xã hội, chủ yếu chỉ mới được thực hiện
bởi Nhà nước, vai trò của DN chưa tương xứng với
trách nhiệm và yêu cầu đặt ra. Theo Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam, một trong nguyên nhân dẫn đến
trách nhiệm xã hội của DN Việt Nam chưa tương
xứng với trách nhiệm là do tổ chức công đoàn ở một
số nơi còn yếu. Tại khu vực DN vừa và nhỏ, kinh tế
tư nhân chỉ có khoảng 10% DN có tổ chức công đoàn,
nhiều DN tổ chức công đoàn hoạt động chỉ mang
tính chất hình thức, là cánh tay nối dài của chủ sử
dụng lao động.
Bên cạnh an sinh xã hội truyền thống, một hình
thức phi Nhà nước nữa cũng đang tồn tại, đó là xuất
phát từ truyền thống đạo lý tốt đẹp của người Việt
Nam như: Tinh thần tương thân, tương ái, lá lành
đùm lá rách. Những năm qua, hình thức này đã
phát huy hiệu quả trong việc trợ giúp xã hội đối với
nhóm xã hội yếu thế, gặp thiên tai địch hoạ xảy ra bất
thường. Tuy nhiên, do là phi chính thức, nên phần
lớn các hoạt động đều mang tính tự phát, thời vụ,
thậm chí còn phụ thuộc vào sự nhiệt tình của cộng
đồng hay lòng hảo tâm của mỗi cá nhân… Bên cạnh
mặt tích cực, vẫn còn không ít DN chưa nhận thức
được thực hiện an sinh xã hội là trách nhiệm xã hội,
do thiếu quy định pháp luật chặt chẽ về việc khấu
trừ số tiền đóng góp vào chi phí trước thuế. Một số
DN có động cơ “đánh bóng hình ảnh” với mục đích
vụ lợi không trong sáng như làm ăn phi pháp, móc
ngoặc, trốn tránh trách nhiệm với người lao động
ngay trong DN, gây ô nhiễm môi trường… Do vậy,
việc đề cao vai trò của DN trong thực hiện an sinh xã
hội với tư cách là một thành tố quan trọng trong trách
nhiệm xã hội của bản thân DN sẽ kế thừa những giá
trị an sinh truyền thống, đồng thời khắc phục các
bất cập hạn chế của các hình thức an sinh xã hội phi
chính thức ở Việt Nam hiện nay.
Theo quan niệm của Hội đồng Thương mại thế
giới, “trách nhiệm thực hiện an sinh xã hội của DN
là sự cam kết trong việc ứng xử hợp đạo lý và đóng
góp vào sự phát triển kinh tế, đồng thời cải thiện chất
lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình
họ, cũng như của cộng đồng địa phương và của toàn
xã hội nói chung”. Như vậy, trong tiến trình hội nhập
kinh tế toàn cầu, trách nhiệm xã hội đã trở thành
một trong những yêu cầu tất yếu, nếu DN Việt Nam
không tuân thủ trách nhiệm sẽ khó có thể tiếp cận
được với thị trường thế giới…
Giải pháp phát huy hiệu quả
trách nhiệm xã hội của cộng đồng doanh nghiệp
Lợi ích lớn nhất mà quốc gia nhận được thông qua
việc huy động các DN tăng cường thực hiện trách
nhiệm an sinh xã hội, tăng trưởng xanh, phát triển
bền vững chính là góp phần nâng cao được lợi thế
quốc gia, tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia.
Việc DN tăng cường đầu tư, tham gia vào thực hiện
trách nhiệm, nghĩa vụ an sinh xã hội và tăng trưởng
xanh. Đồng thời, làm giảm áp lực cho ngân sách nhà
nước trong việc đầu tư cho tăng trưởng xanh. Trong
bối cảnh nguồn thu ngân sách hạn hẹp như hiện nay
thì việc tham gia tích cực của các DN trong việc đầu
tư các công trình, các giải pháp về bảo vệ môi trường
sẽ thúc đẩy chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực tăng
trưởng xanh, làm giảm áp lực chi ngân sách nhà nước
về bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, để nâng cao tính chủ động và chia sẻ
cũng như góp phần tạo điều kiện để cộng đồng DN
thực hiện hiệu quả trách nhiệm xã hội với cộng đồng,
các cơ quan chức năng cần tập trung vào một số mấu
chốt sau:
Thứ nhất,
tăng cường công tác thông tin, tuyên
truyền nâng cao nhận thức cho các cấp quản lý, DN,
người lao động về trách nhiệm trong việc thực hiện
an sinh xã hội gắn với phát triển bền vững của DN
và nền kinh tế.
1...,86,87,88,89,90,91,92,93,94,95 97,98,99,100,101,102,103,104,105,106,...129
Powered by FlippingBook