TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 105

104
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
từ 1/7/2018 với thời hạn là 3 năm, thay vì 1 năm như
trước đây đã và đang góp phần tăng nhanh lượng
khách châu Âu đến Việt Nam với mức tăng trung
bình từ 20% đến 30%. Đồng thời, việc quyết định thí
điểm cấp thị thực điện tử từ ngày 1/2/2017 cho công
dân 46 nước cũng được đánh giá là “cú huých” để
thu hút khách quốc tế theo xu hướng đơn giản hóa
thủ tục nhập cảnh.
Tổng cục Du lịch đã thành lập nhiều đoàn kiểm
tra liên ngành, phối hợp địa phương để nắm tình
hình, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh lữ hành; tổ
chức các đợt kiểm tra công tác cấp thẻ hướng dẫn
viên; đồng thời rà soát, đánh giá lại chất lượng các
cơ sở lưu trú du lịch. Thông qua công tác thanh tra,
kiểm tra, xử lý mạnh tay những vi phạm trong kinh
doanh du lịch, môi trường du lịch cũng trở nên lành
mạnh, thân thiện hơn.
Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch có nhiều
khởi sắc khi huy động được nguồn lực của cộng
đồng doanh nghiệp, đối tác theo cơ chế hợp tác công
- tư. Tổng cục Du lịch đã tích cực đổi mới trong công
tác quảng bá du lịch, mang lại những kết quả đáng
ghi nhận cho du lịch Việt Nam.
Những năm gần đây, ngành Du lịch Việt Nam
đã không ngừng triển khai rộng mở và đi vào chiều
sâu các hoạt động hơp tác quốc tế như trong khuôn
khổ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á; Tổ chức
Du lịch Thế giới; Hiệp hội Du lịch châu Á – Thái
Bình Dương… Đặc biệt, từ khi Cộng đồng Kinh tế
ASEAN được hình thành, du lịch Việt Nam tích
cực tham gia các Diễn đàn du lịch ASEAN; chủ trì
điều phối việc phát triển sản phẩm du lịch đường
sông ASEAN; chủ trì xây dựng sản phẩm du lịch
mạo hiểm trong khuôn khổ các sản phẩm mới của
ASEAN; điều phối xây dựng chiến lược marketing
du lịch ASEAN giai đoạn 2017-2020; hoạt động triển
khai thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch; tham gia
hoàn thiện và thông qua Chiến lược du lịch ASEAN
giai đoạn 2016-2025.
Bên cạnh đó, ở các địa phương cũng đã đẩy mạnh
công tác quản lý về du lịch, thực hiện công tác chấn
chỉnh an ninh trật tự tại các điểmđến, bảo đảm an toàn
cho du khách.
Nhiều khu
du lịch nghỉ
dưỡng biển
cao cấp phát
triển mạnh
như
Nha
Trang, Bình
Thuận. Đồng
thời, nhiều sản
phẩm mới có khả năng cạnh tranh quốc tế cao đang
dần hình thành tại Phú Quốc, Côn Đảo, Đà Nẵng,
Quảng Nam. Các sản phẩm lễ hội, như: Festival Huế,
Pháo hoa Đà Nẵng; Lễ hội hoa Đà Lạt... đã khẳng định
được thương hiệu và khả năng cạnh tranh. Công tác
xúc tiến quảng bá du lịch được tăng cường mạnh mẽ.
Mặc dù đạt được kết quả đáng khích lệ nhưng
ngành Du lịch còn nhiều điểm nghẽn, rào cản cũng
như hạn chế yếu kém cần tháo gỡ, khắc phục.
Thứ nhất,
du lịch Việt Nam còn phát triển chậm
chưa tương xứng với tiềm năng, chất lượng dịch
vụ còn thấp; Tính chuyên nghiệp chưa cao, nguồn
lực cho xúc tiến quảng bá còn thấp, việc triển khai
các hiệp định thỏa thuận; Công tác quản lý điểm
đến bảo đảm an ninh, an toàn tại nhiều địa phương,
nhất là những nơi thu hút lượng khách lớn vẫn đặt
ra nhiều vấn đề. Một số nơi lại đang phát triển du
lịch một cách quá nhanh, dẫn đến tình trạng quá tải,
nguy cơ mai một văn hóa bản địa và gây ảnh hưởng
đến vấn đề an ninh, an toàn cũng như sự phát triển
bền vững của du lịch Việt Nam.
Thứ hai
, nội tại ngành Du lịch cũng còn bộc lộ
nhiều hạn chế, trong đó phải kể tới hoạt động khó
kiểm soát của lĩnh vực lữ hành, hướng dẫn du lịch.
Đó là tình trạng người nước ngoài nhập cảnh để
kinh doanh lữ hành, làm hướng dẫn viên trái phép,
gây ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh, hình
ảnh điểm đến. Các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam
phần lớn là vừa và nhỏ, thiếu năng lực, thiếu nguồn
lực tài chính, dễ bị các đối tác nước ngoài chi phối,
chấp nhận lợi nhuận thấp để doanh nghiệp nước
ngoài điều hành. Hơn nữa, ý thức chấp hành pháp
luật của một số doanh nghiệp lữ hành, hướng dẫn
viên Việt Nam chưa tốt khi sẵn sàng tiếp tay cho
người nước ngoài núp bóng, kinh doanh tổ chức tua
trái phép làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ,
thương hiệu du lịch Việt Nam…
Thứ ba,
sản phẩm du lịch Việt Nam nhìn chung còn
nghèo nàn, thiếu bản sắc, thiếu tính cạnh tranh, nên
chưa thu hút được du khách lưu trú dài ngày hoặc
quay trở lại, chưa có những thương hiệu nổi bật; sản
phẩm còn kém sức cạnh tranh trong khu vực và do
BẢNG: DU LỊCH VIỆT NAM QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU (TỪ 2013 – 2017)
TT
Các chỉ tiêu
2013
2014
2015
2016
2017
1 Khách du lịch (lượt khách)
42.500.000 46.500.000 65.000.000 72.000.000 85.900.000
-
Khách quốc tế
7.572.352 7.874.312 7.943.000 10.012.000 12.900.000
-
Khách nội địa
35.000.000 38.500.000 57.000.000 62.000.000 73.000.000
2 Tổng thu từ du lịch (nghìn tỷ đồng)
200,00
230,00
355,50
417,20
515,00
3 Lao động (Người)
453.070
507.735
554.700 682.000 750.000
4 Cơ sở lưu trú (buồng)
331.538
357.150
419.280 420.000 483.000
Nguồn: Tổng cục Du lịch
1...,95,96,97,98,99,100,101,102,103,104 106,107,108,109,110,111,112,113,114,115,...129
Powered by FlippingBook