TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 94

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
93
do với nhau, họ sẽ thường đưa ra quyết định làm
tối đa hóa tổng lợi nhuận của toàn DN. Để thương
lượng đạt được hiệu quả, điều quan trọng là các
nhà quản lý bộ phận phải có quyền thương lượng
ngang nhau. Tuy nhiên, một tình huống có thể xảy
ra là khi nhà quản lý các bộ phận không thể thống
nhất một mức giá chuyển nhượng chung làm thỏa
mãn tất cả các bên, hoặc khi một bộ phận từ chối
giao dịch với một bộ phận khác. Vậy nhà quản lý
cấp cao có thể phải có sự hỗ trợ và tham gia thường
xuyên để hòa giải những bất đồng có lúc không thể
giải quyết hoặc để kịp thời can thiệp khi nhìn thấy
quá trình thương lượng đang đi tới những quyết
định gần mức tối ưu. Ưu điểm của việc tính giá
chuyển nhượng theo thỏa thuận là tạo ra sự công
bằng trong suy nghĩ của các nhà quản lý tham gia
đàm phán về giá chuyển nhượng. Chuyển nhượng
theo giá thương lượng tạo cơ hội cho việc thỏa mãn
các tiêu chuẩn: Thống nhất mục tiêu của bộ phận
cũng như toàn công ty, sự tự chủ, và đánh giá kết
quả hoạt động của các bộ phận một cách xác đáng.
Nếu việc thỏa thuận giúp bảo đảm thống nhất mục
tiêu, sự can thiệp của lãnh đạo DN với giá chuyển
nhượng sẽ giảm đi đáng kể.
Tuy nhiên, giá chuyển nhượng theo thỏa thuận
thực sự phải chịu những hạn chế sau đây:
- Bởi giá chuyển nhượng được đồng ý có thể dựa
vào kỹ năng thương lượng và quyền thương lượng
của những quản lý tham gia nên kết quả cuối cùng có
thể không gần với mức tối ưu;
- Chúng có thể dẫn tới mâu thuẫn giữa các đơn vị
và từ đó có thể phải nhờ tới sự can thiệp của quản lý
cấp cao, dẫn đến làm ảnh hưởng tới sự tự chủ của mỗi
bộ phận khi nhà quản lý cấp cao can thiệp sâu vào
quá trình đàm phán;
- Lợi nhuận bộ phận có thể phụ thuộc vào kỹ năng
thương lượng của các nhà quản lý của bộ phận mình.
- Sẽ rất mất thời gian cho các nhà quản lý bộ phận
có liên quan, đặt biệt là khi có một khối lượng lớn các
giao dịch được thực hiện.
Mâu thuẫn trong chuyển nhượng
Nếu thị trường ngoài cho sản phẩm trung gian
không phải là thị trường có tính cạnh tranh hoàn hảo,
những chuyển nhượng ở mức chi phí biên sẽ thúc đẩy
đưa ra các quyết định tối ưu nhìn từ quan điểm lợi
nhuận cho toàn DN. Tuy nhiên, chuyển nhượng ở chi
phí biên ngắn hạn sẽ không phù hợp với việc đánh
giá hiệu quả kinh doanh của các bộ phận bởi những
chuyển nhượng này không khuyến khích bộ phận
cung cấp chuyển nhượng hàng hóa và dịch vụ nội bộ.
Vì các chuyển nhượng này không bao gồm một mức
lợi nhuận đủ để bù đắp chi phí sản xuất cho bộ phận
cung cấp. Sự can thiệp của quản lý cấp cao cũng rất
cần thiết nhưng tính tự chủ của các thành viên sẽ bị
suy yếu.
Giá chuyển nhượng trên cơ sở chi phí và phần
lợi nhuận cộng thêm sẽ tạo ra mâu thuẫn trái
ngược. Ở đây, giá chuyển nhượng sẽ đáp ứng được
yêu cầu về đánh giá hiệu quả kinh doanh nhưng sẽ
không giúp quản lý đưa ra được những quyết định
tối ưu. Để giải quyết những mâu thuẫn trên, các
phương pháp định giá chuyển nhượng sau được
khuyên dùng:
- Phương pháp chuyển nhượng 2 giá:
Sử dụng hai
giá chuyển nhượng riêng biệt để định giá mỗi giao
dịch nội bộ. Ví dụ, bộ phận cung cấp có thể nhận
chi phí toàn bộ với phần cộng thêm trong mỗi giao
dịch và bộ phận nhận có thể bị tính phí ở mức chi
phí biên của các vụ chuyển nhượng.
- Chuyển nhượng ở mức chi phí biên cộng với một
khoản phí cố định trọn gói:
Với phương pháp chuyển
nhượng này, bộ phận mua yêu cầu thêm sản lượng
của sản phẩm trung gian ở mức chi phí biên của bộ
phận sản xuất. Vì thế, khi chi phí biên bằng doanh
thu biên bộ phận mua sẽ xác định được mức sản
lượng để đạt được lợi nhuận tối đa. Bộ phận bán
có thể bù đắp cho chi phí cố định và đạt được một
khoản lợi nhuận mong muốn thông qua khoản phí
cố định được tính vào mỗi kỳ. Lợi thế của phương
pháp này là các chuyển nhượng sẽ được thực hiện
ở mức chi phí biên của bộ phận cung cấp và cả hai
bộ phận có khả năng ghi nhận lợi nhuận từ giao
dịch nội bộ.
Như vậy, không có một phương pháp định giá
chuyển nhượng nào là tốt nhất cho mọi hoàn cảnh,
vì phương pháp định giá chuyển nhượng tốt nhất
cho một DN phụ thộc vào các đặc điểm và mục đích
chuyển nhượng nội bộ của công ty đó. Tuy nhiên, trong
mọi trường hợp, khi xác định giá chuyển nhượng luôn
dựa trên nguyên tắc cơ bản: Giá chuyển nhượng phải
bằng chi phí cận biên của sản phẩm, dịch vụ cộng với
chi phí cơ hội của việc chuyển nhượng.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Thị Phương Hoa (2011), Giáo trình kiểm soát quản lý, NXB Đại học Kinh
tế Quốc dân;
2. PhạmHùng Tiến (2012), Chuyển giá trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam; Tạp chí
Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Kinh tế và kinh doanh số 28;
3. Benke, R. L. Jr., J. D. Edwards andA. R.Wheelock (1982), Applying an opportunity
cost general rule for transfer pricing. Management Accounting (June), 43-51;
4.Drury,C.(2004),"Managementandcostaccounting",6thedition,London,Thomson;
5. Nick W. McGaughey (1997), Phd Thesis “A comparative investigation of transfer
pricing practices in selected industries”, Nova Southeastern University.
1...,84,85,86,87,88,89,90,91,92,93 95,96,97,98,99,100,101,102,103,104,...129
Powered by FlippingBook