TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 112

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
111
Bốn là,
dịch vụ hỗ trợ DN (đạt 4,94 điểm, tăng 01
bậc so với năm 2016), đứng thứ 62/63 các tỉnh, thành
phố trên cả nước. Đo lường các dịch vụ của tỉnh để
phát triển khu vực tư nhân như xúc tiến thương
mại, cung cấp thông tin tư vấn pháp luật cho DN,
hỗ trợ tìm kiếm đối tác kinh doanh, phát triển các
khu/cụm công nghiệp tại địa phương và cung cấp
các dịch vụ công nghệ cho DN.
Tuy nhiên, chỉ số PCI của tỉnh Ninh Bình vẫn còn
nhiều hạn chế. Năm 2017, PCI của tỉnh Ninh Bình
đạt 61,86 điểm (xếp trong nhóm trung bình), giảm
17 bậc so với năm 2016, đứng thứ 36/63 các tỉnh,
thành phố trên cả nước và đứng thứ 8/11 tỉnh, thành
vùng Đồng bằng sông Hồng. Các chỉ số cạnh tranh
giảm so với 2016 là do các yếu tố sau:
- Tính minh bạch: 6,09 điểm, giảm 0,69 điểm và
giảm 41 bậc so với năm 2016, đứng thứ 50/63 các
tỉnh, thành phố trên cả nước. Đây là chỉ số giảm
nhiều nhất trong các chỉ số thành phần PCI; đo
lường khả năng tiếp cận các kế hoạch của Tỉnh và
các văn bản pháp lý cần thiết cho hoạt động kinh
doanh của DN, liệu DN có thể tiếp cận một cách
công bằng các văn bản này, các chính sách và quy
định mới có được tham khảo ý kiến của DN và khả
năng tiên liệu trong việc triển khai thực hiện các
chính sách quy định đó và mức độ tiện dụng của
website Tỉnh đối với DN.
- Chi phí gia nhập thị trường: 7,70 điểm, giảm
1,02 điểm và giảm 24 bậc so với năm 2016 (đứng thứ
39/63 các tỉnh, thành phố trên cả nước); đánh giá sự
khác biệt về chi phí gia nhập thị trường của các DN
mới thành lập giữa các tỉnh với nhau.
- Đào tạo lao động: 7,38 điểm, giảm 2 bậc so với
năm 2016, đứng thứ 7/63 các tỉnh, thành phố trên
cả nước. Đo lường các nỗ lực của lãnh đạo Tỉnh để
thúc đẩy đào tạo nghề và phát triển kỹ năng nhằm
hỗ trợ cho các ngành công nghiệp tại địa phương và
giúp người lao động tìm kiếm việc làm.
- Chi phí không chính thức: 6,10 điểm, giảm 2 bậc
so với năm 2016, đứng thứ 14/63 các tỉnh, thành phố
trên cả nước. Đo lường các khoản chi phí không chính
thức mà DN phải trả và các trở ngại do những chi phí
không chính thức này gây ra đối với hoạt động kinh
doanh của DN, việc trả những khoản chi phí không
chính thức có đem lại kết quả hay “dịch vụ” như
mong đợi và liệu các cán bộ Nhà nước có sử dụng
các quy định của địa phương để trục lợi hay không.
- Tiếp cận đất đai: 6,37 điểm, giảm 01 bậc so với
năm 2016, đứng thứ 31/63 các tỉnh, thành phố trên cả
nước. Đo lường về hai khía cạnh của vấn đề đất đai
mà DN phải đối mặt; Việc tiếp cận đất đai có dễ dàng
không, DN có thấy yên tâm và được đảm bảo về sự
ổn định khi có được mặt bằng kinh doanh hay không.
- Cạnh tranh bình đẳng: 4,25 điểm, giảm 01 bậc
so với năm 2016, đứng thứ 56/63 các tỉnh, thành phố
trên cả nước. Đo lường tính bình đẳng của tỉnh, của
các cấp có ưu ái cho các tổng công ty, tập đoàn lớn,
các nhà đầu tư nước ngoài khi đến đầu tư trên địa
bàn tỉnh, làm thiếu đi sự bình đẳng với các DN khác.
Cùng với các yếu tố trên, sự suy giảm các chỉ số
trên do những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Về tính minh bạch: Số DN tiếp cận tài liệu quy
hoạch, tài liệu pháp lý, tài liệu về ngân sách đủ chi
tiết để DN sử dụng cho hoạt động kinh doanh; Vai
trò Hiệp hội DN trong việc xây dựng chính sách,
quy định của Tỉnh; Điểm số về độ mở và chất lượng
trang web của tỉnh và tỷ lệ DN truy cập vào website
của tỉnh; thông tin mời thầu được công khai; Số
ngày để nhận được thông tin, văn bản sau khi đã đề
nghị cung cấp (chỉ tiêu mới), thấp hơn so với năm
2016 và so với cả nước.
- Về chi phí gia nhập thị trường: Thời gian thay
đổi nội dung đăng ký DN; tỷ lệ % DN phải chờ hơn
ba tháng để hoàn thành tất cả các thủ tục để chính
thức hoạt động, cao hơn so với năm 2016.
- Về đào tạo lao động: Tỷ lệ % DN có ý định tiếp
tục sử dụng dịch vụ giới thiệu việc làm thấp hơn so
với năm 2016.
- Về chi phí không chính thức: Tình trạng nhũng
nhiễu khi giải quyết thủ tục hành chính cho DN là phổ
biến (tỷ lệ % đồng ý); tỷ lệ % DN phải chi hơn 10%
doanh thu cho các loại chi phí không chính thức; tỷ lệ
%DN lo ngại tình trạng “chạy án” là phổ biến cao hơn
so với năm 2016 và cao hơn trung bình của cả nước.
- Về tiếp cận đất đai: Tỷ lệ % DN có mặt bằng
kinh doanh và có Giấy chứng nhận Quyền sử dụng
đất; DN có nhu cầu được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất nhưng không có, do thủ tục
hành chính rườm rà, lo ngại cán bộ nhũng nhiễu; Số
ngày chờ đợi để được cấp giấy chứng nhận quyến
sử dụng đất (chỉ tiêu mới) 30 ngày; Việc cung cấp
thông tin về đất đai không thuận lợi, nhanh chóng
(chỉ tiêu mới) các chỉ tiêu này so với năm 2016 đều
không được cải thiện.
- Về cạnh tranh bình đẳng vẫn còn phân biệt đối
xử giữa các thành phần kinh tế trong việc: Tiếp cận
Năm 2017, PCI của tỉnh Ninh Bình đạt 61,86
điểm (xếp trong nhóm trung bình), giảm 17
bậc so với năm 2016, đứng thứ 36/63 các tỉnh,
thành phố trên cả nước và đứng thứ 8/11 tỉnh,
thành vùng Đồng bằng sông Hồng.
1...,102,103,104,105,106,107,108,109,110,111 113,114,115,116,117,118,119,120,121,122,...129
Powered by FlippingBook