TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 106

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
105
vậy khó thu hút được khách quốc tế. Ví dụ, năm 2017,
khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chưa bằng 1/3 của
Thái Lan (40 triệu) và 1/2 của Malaysia (27 triệu); đặc
biệt chưa thu hút được khách có khả năng chi trả cao.
Giải pháp phát triển
du lịch Việt Nam trong thời gian tới
Mục tiêu đến 2020, du lịch Việt Nam cơ bản trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn, thu hút 15 triệu lượt
khách du lịch quốc tế và phục vụ 75 triệu lượt khách
nội địa, đóng góp 10% GDP. Tổng thu từ khách du
lịch đạt 32,5 tỷ USD, tăng trưởng GDP du lịch và tổng
thu từ khách du lịch đạt 16%/năm trong giai đoạn
2015-2020. Giá trị xuất khẩu tại chỗ của ngành Du
lịch đạt 20 tỷ USD, tạo việc làm cho 3,5 triệu lao động,
trong đó có 1,02 triệu lao động trực tiếp. Để đạt được
mục tiêu trên, thời gian tới cần tăng cường hơn nữa
vai trò của nhà nước đối với ngành Du lịch. Cụ thể:
Về phía Nhà nước:
- Thực hiện quản lý theo quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch cả nước, quy hoạch phát triển du lịch
theo các vùng, địa phương, quy hoạch các khu du
lịch tổng hợp và khu du lịch chuyên đề để tập trung
thu hút đầu tư phát triển. Nâng cao chất lượng công
tác quy hoạch từ khâu lập, thẩm định, phê duyệt,
công bố, quản lý và điều chỉnh quy hoạch.
- Đẩy mạnh xây dựng và ban hành chính sách thu
hút đầu tư, tạo nguồn lực cho phát triển du lịch. Cụ
thể, có chính sách ưu đãi cho các dự án có vốn đầu
tư FDI và ODA vào những cơ sở hạ tầng chiến lược
của du lịch như cảng biển, thể thao cao cấp, khu giải
trí tổng hợp. Đồng thời, sớm hình thành Quỹ Hỗ trợ
phát triển du lịch để tạo nguồn lực cho phát triển du
lịch. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều
kiện thông thoáng cho doanh nghiệp hoạt động như
hình thức thị thực cần linh hoạt, chính sách miễn thị
thực nhập cảnh.
- Tăng cường năng lực cơ quan quản lý nhà nước
về du lịch từ Trung ương đến địa phương đủ mạnh
đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Du lịch thành
ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời, xây dựng năng
lực tập trung cho cơ quan xúc tiến du lịch quốc gia;
phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về du lịch
với chức năng tổ chức thực hiện hoạt động xúc tiến
du lịch quốc gia.
- Khuyến khích, hỗ trợ phát triển các loại hình
du lịch dựa vào cộng đồng, du lịch nông thôn, nông
nghiệp, làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái
dựa vào cộng đồng...
- Tăng cường năng lực quản lý và tổ chức du lịch
trên cơ sở phát triển nguồn nhân lực du lịch; khuyến
khích đào tạo và chuyển giao kỹ năng tại chỗ; thu
hút chuyên gia, nhân tài, nghệ nhân trong và ngoài
nước phục vụ cho đào tạo du lịch.
- Ngành Du lịch hợp tác chặt chẽ với hàng không
trong nước, quốc tế để tăng tần suất các đường bay
đã có, thiết lập đường bay mới từ các thị trường trọng
điểm đến các điểm đến còn nhiều dư địa phát triển
như Phú Quốc, Đà Nẵng, Cát Bi, Huế, Vân Đồn. Mặt
khác, ngành Du lịch cần tăng cường quản lý điểm
đến, đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường tại các khu,
điểm du lịch. Đây là vấn đề quan trọng cần có sự
phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban, ngành, địa phương
liên quan bởi việc này thực chất là hoạt động xúc tiến
tại chỗ, nhằm hướng tới sự hài lòng của du khách.
Về phía địa phương:
- Ưu tiên nguồn ngân sách địa phương cho phát
triển du lịch. Các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
địa phương cần tăng cường tổng kiểm tra, rà soát
toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất, đội ngũ lao động,
vệ sinh môi trường. Trên cơ sở đó, chấn chỉnh các
cơ sở còn yếu kém; xử phạt đối với những lỗi vi
phạm hành chính, cao nhất là thu hồi giấy phép
kinh doanh; thu hồi quyết định xếp hạng những cơ
sở lưu trú không đạt chuẩn.
- Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch địa
phương. Ngoài việc nâng cao năng lực cạnh tranh
còn cần nâng cao chất lượng dịch vụ các khu, tuyến,
điểm du lịch đã khai thác. Khai thác những lợi thế
khác biệt để tạo nên những sản phẩm du lịch đặc
thù, từ đó hình thành các tuyến du lịch nội vùng và
liên vùng có tính hấp dẫn và cạnh tranh cao.
- Chú trọng bảo vệ môi trường, các cơ quan quản
lý luôn quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường và
duy trì hệ sinh thái tự nhiên vốn có tại các điểm du
lịch. Cần đặt vấn đề bảo vệ môi trường trở thành
một trong những nhiệm vụ quan trọng trong quy
hoạch các đề án, chiến lược phát triển du lịch của
tỉnh và các khu, điểm du lịch.
- Tăng cường, đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực du lịch. Các địa phương cần chú
trọng đến việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và đào
tạo nguồn nhân lực du lịch, trong đó, cần tập trung đào
tạo kỹ năng nghề và thực hành thực tiễn.
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành
ngành kinh tế mũi nhọn;
2. Thủ tướng Chính phủ (2013), “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;
3. Chính phủ (2014), Nghị quyết số 92/NQ-CP về một số giải pháp đẩy mạnh
phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới;
4. Tổng cục Du lịch, Báo cáo tình hình hoạt động của ngành Du lịch các năm
(2013, 2014, 2015, 2016, 2017).
1...,96,97,98,99,100,101,102,103,104,105 107,108,109,110,111,112,113,114,115,116,...129
Powered by FlippingBook