TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 100

TÀI CHÍNH -
Tháng 7/2018
99
tiêu dùng châu Á khi mua sản phẩm đều có tham
khảo những thông tin qua các mạng xã hội. Những
số liệu này cho thấy, việc tăng cường quảng cáo và
marketing ở các kênh mạng xã hội như Facebook,
Instargam… và đẩy mạnh kinh doanh trực tuyến là
điều cần thiết để tiếp cận đến những nhóm đối tượng
tiềm năng này.
Vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệpViệt Nam
Trong kỷ nguyên số, sản xuất kinh doanh khó
có thể bỏ qua thương mại điện tử, một môi trường
tương tác quá mạnh, chi phí lại thấp. DN cần thay
đổi tư duy trong việc xây dựng thương hiệu. Giờ
đây, không chỉ đơn giản là logo, hay quảng cáo
trên truyền thông mà cần sớm nắm bắt xu thế,
tranh thủ CMCN 4.0 để định ra một chiến lược
truyền thông và marketing hiệu quả và phù hợp.
Tóm lại, bất cứ một DN nào đã và đang tồn tại
đều nhận thấy sức ảnh hưởng và tầm quan trọng
của xu hướng truyền thông 4.0, marketing online
và đều mong muốn bắt kịp. Bởi xu hướng này
không chỉ giúp cho DN làm chủ được toàn bộ
dữ liệu khách hàng mà còn dễ dàng tìm ra được
đối tượng khách hàng tiềm năng thông qua nền
tảng các kênh digital marketing hiện nay như:
Facebook, Google, Youtube, Ads Network…
Theo Viện Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh,
Việt Nam hiện đứng thứ 16 trong top 20 quốc gia có số
người sử dụng internet với gần 50 triệu người, trong
đó 60% là người trẻ. Tốc độ tăng trưởng bình quân
15%/năm. Internet trở thành nguồn thông tin quảng
cáo phổ biến nhất để người dùng biết đến sản phẩm.
73% người tiêu dùng Việt Nam tìm hiểu thông tin
trên internet trước khi mua hàng. Đa phần người tiêu
dùng Việt Nam hiện nay chọn sản phẩm, dịch vụ theo
thương hiệu.
Theo thống kê của Công ty TNS (chuyên về nghiên
cứu đo lường các hoạt động truyền thông), chi phí
quảng cáo trực tuyến chỉ chiếm dưới 5% tổng chi phí
quảng cáo; 95% chi phí quảng cáo vẫn qua truyền
hình, báo, tạp chí dù rất đắt đỏ. Chưa kể, nhiều DN
hiện nay chỉ mới chú ý lợi nhuận và đưa ra chiến lược
kinh doanh, còn chiến lược truyền thông thương hiệu
cũng nhưmarketing online thì vẫn “mông lung”, chưa
biết bắt đầu từ đâu.
Trong khi, kết quả thành công củaDN lại phụ thuộc
nhiều từ phân tích hành vi, sở thích và mọi hoạt động
của khách hàng trên hệ thống. Vì thế, truyền thông
4.0, marketing online đang trở thành xu hướng của
thế giới. DN Việt Nam muốn tồn tại và phát triển thì
bắt buộc cũng phải đồng hành và theo xu hướng này.
Cụ thể, DN cần có chiến lược bài bản hơn về xây dựng
chiến lược truyền thông và marketing. Trong đó, cần
chú ý đến mạng xã hội, vì đang phát triển nóng, có
sức lan tỏa rộng. Việc kết hợp đa kênh quảng cáo là tất
yếu, bởi hoạt động này sẽ giúp các DN Việt tiếp cận
được tới nhiều đối tượng khách hàng ở mọi lứa tuổi,
địa lý… khác nhau, hình ảnh sản phẩm theo đó cũng
được phủ sóng rộng và mang tính cạnh tranh cao hơn.
Tuy nhiên, tùy theo từng phân khúc khách hàng và
mục tiêu sản phẩm hướng tới mà các DN xác định
những chiến lược truyền thông hài hòa và marketing
trọng tâm cho phù hợp.
Các sảnphẩmtruyền thôngvà chiến lượcmarketing
của DN cũng phải thay đổi với tiêu chí nhanh hơn, kịp
thời hơn và nội dung phải bắt nhịp được với người
dùng, cho phép người dùng tương tác được với nội
dung đó thì càng hiệu quả. Để làm được điều này DN
cần có sự liên kết với các nhà sản xuất truyền thông,
áp dụng các ứng dụng công nghệ như nâng cấp cơ sở
hạ tầng, công nghệ Dữ liệu lớn áp dụng để xác định
đối tượng người dùng tốt hơn. Ngoài ra, DN cũng cần
có kế hoạch tốt trong việc xử lý sự cố, khủng hoảng
truyền thông.
Quan trọng hơn, DN Việt Nam phải thay đổi hoàn
toàn cách thức tiếp cận với khách hàng, phân tích
nhu cầu, tiếp thị, bán hàng, đến chăm sóc khách hàng
để có kết quả là bán được hàng. Làm truyền thông,
marketing thời CMCN 4.0, DN phải thực sự chú trọng
tới nhu cầu, xây dựng mối quan hệ với khách hàng để
mang về lợi nhuận, tăng cường sự tương tác giữa công
chúng và DN, tạo ra một môi trường tốt cho hoạt động
dựa trên cơ sở sự thật. Việc vận dụng khéo léo, hiệu
quả hai hoạt động này chính là chìa khóa mang lại sự
thành công không chỉ về lợi nhuận mà còn về uy tín
lâu dài cho DN.
Tài liệu tham khảo:
1. Hồ Hường, PR –Marketing của doanh nghiệp cần thay đổi để thích ứng trong kỷ
nguyên số, Báo Diễn đàn doanh nghiệp;
2. VNR500, Bản sắc marketing Việt Nam trong kỷ nguyên số;
3. Xuân Lan, Đi tìm phương pháp xây dựng thương hiệu doanh nghiệp trong kỷ
nguyên số;
4. Khôi Diệp, Định vị xu hướng truyền thông mới.
Năm 2018, các xu hướng của truyền thông tiếp
thị ở Việt Nam tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự
thay đổi của truyền thông, marketing. Các nền
tảng truyền thông mới như Facebook, Google
và Amazon liên tiếp lấn át lĩnh vực truyền hình
truyền thống với các hình thức như livestream
và gia tăng ảnh hưởng của các kênh trên nền
tảng YouTube.
1...,90,91,92,93,94,95,96,97,98,99 101,102,103,104,105,106,107,108,109,110,...129
Powered by FlippingBook