TCTC (2018) so 7 ky 1 (IN)-full - page 115

114
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
thoát tiền, tài sản, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi
phạm pháp luật; Giúp các đơn vị hoàn thiện cơ chế
chính sách quản lý, bảo đảm quản lý, sử dụng tiền,
tài sản nhà nước đúng pháp luật, có hiệu quả. Cùng
với đó, KTNN đã phối hợp, cung cấp những thông
tin xác thực về tình hình quản lý, điều hành ngân
sách, tiền và tài sản nhà nước; có nhiều kiến nghị với
Quốc hội, Chính phủ góp phần sửa đổi, hoàn thiện
các cơ chế, chính sách pháp luật nhằm tăng cường
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Trong những năm qua, việc xây dựng, hoàn thiện
cơ sở pháp lý đồng bộ, phát triển nguồn nhân lực
luôn được KTNN chú trọng, với việc đồng bộ nhiều
văn bản hướng dẫn thi hành Luật KTNN sửa đổi,
nổi bật là ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động
của đoàn KTNN, Hệ thống 39 Chuẩn mực kiểm toán
phù hợp chuẩn mực quốc tế, Quy tắc ứng xử của
kiểm toán viên nhà nước, Quy định giải quyết khiếu
nại của đơn vị được kiểm toán và các quy định khác.
Trong hoạt động kiểm toán đã chỉ đạo tăng cường
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng
các phần mềm chuyên sâu phục vụ hoạt động kiểm
toán. Nhiều biện pháp tăng cường quản lý, kiểm soát
chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp kiểm
toán viên, nhất là việc đổi mới phương pháp kiểm
toán hướng tới việc dựa trên xác định trọng yếu và
rủi ro, cải cách hành chính, rút ngắn thời gian kiểm
toán tại đơn vị; đổi mới phương pháp thu thập bằng
chứng kiểm toán gắn với việc bảo đảm kết luận, kiến
nghị kiểm toán có tính thuyết phục, khách quan và
đầy đủ cơ sở pháp lý. Tổng KTNN đã ban hành Chỉ
thị nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thực
hiện nhiệm vụ kiểm toán và các giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng kiểm toán; Chỉ thị về nâng cao
hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng thông
qua hoạt động kiểm toán của KTNN...
Với sự phát triển về mọi mặt, kết quả hoạt động
của KTNN đã đóng góp tích cực làm lành mạnh,
minh bạch hóa nền tài chính công; hoạt động kiểm
toán, công khai kết quả kiểm toán đã góp phần nâng
cao nhận thức của các cấp, các ngành đối với hoạt
động kiểm toán và cơ quan KTNN. Kết quả kiểm
toán góp phần vào việc quản trị tài chính quốc gia,
quản trị doanh nghiệp nhà nước. Các đơn vị được
kiểm toán, các cấp, các ngành thấy rõ tác dụng, vai
trò của KTNN để phối hợp tốt hơn, đồng thời nâng
cao ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương tài chính,
nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính, tài
sản công.
Tuy nhiên, hoạt động KTNN vẫn còn những hạn
chế, như: Quy mô kiểm toán hằng năm tuy đã tăng
nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu theo quy định của
Luật KTNN về đối tượng kiểm toán tài chính công,
tài sản công; hiệu lực kiểm toán chưa cao như mong
muốn; chưa tham gia vào quá trình xem xét, thẩm tra
về dự toán NSNN, phân bổ ngân sách trung ương,
quyết định chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu
quốc gia, dự án quan trọng của quốc gia; bộ máy tổ
chức chưa hoàn thiện; đội ngũ cán bộ, kiểm toán viên
còn thiếu về số lượng và chất lượng chưa đồng đều.
Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ đã được Hiến
định, KTNN đã và đang tiếp tục phát huy những
thành tựu và kết quả đạt được, quyết tâm khắc phục
những hạn chế, thiếu sót, tập trung thực hiện một số
nhiệm vụ chủ yếu sau: Tiếp tục rà soát hoàn thiện cơ
sở pháp lý đầy đủ, toàn diện cho tổ chức và hoạt động
của KTNN, trọng tâm là triển khai Luật KTNN năm
2015. Phát triển hệ thống bộ máy và tăng cường năng
lực đội ngũ về số lượng, cơ cấu, chất lượng, chuyên
nghiệp. Tăng cường năng lực KTNN trong việc áp
dụng chuẩn mực kiểm toán, xây dựng kế hoạch kiểm
toán, nâng cao chất lượng kiểm soát chất lượng kiểm
toán. Tăng cường giá trị và lợi ích trong việc đánh giá
tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài
chính công, tài sản công. Phát triển hoạt động kiểm
toán dựa trên đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu,
tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt
động kiểm toán. Tăng cường công tác phòng, chống
tham nhũng qua hoạt động kiểm toán. Mở rộng hợp
tác quốc tế về KTNN cả trên diện rộng lẫn chiều sâu,
thực hiện tốt vai trò Chủ tịch ASOSAI 2018-2021...
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
của Kiểm toán Nhà nước trong thời kỳ mới
Nguồn nhân lực KTNN là tổng thể số lượng và
chất lượng cán bộ, công chức, viên chức và kiểm
toán viên nhà nước với tổng hoà các tiêu chí về trí
lực, thể lực và tâm lực đã, đang và sẽ được huy
động vào quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm toán,
đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Trên cơ
sở thực hiện Luật KTNN năm 2015 cũng như thực
hiện Chiến lược, các tổ chức và hoạt động của KTNN
tiếp tục có bước phát triển rất quan trọng và đúng
hướng, với việc hoàn thiện bộ máy của các cơ quan
tham mưu, các đơn vị sự nghiệp ở KTNN Trung
ương, việc thành lập và hoàn thiện các đơn vị ở
KTNN khu vực và chuyên ngành... Đội ngũ cán bộ,
công chức, kiểm toán viên được tăng về số lượng,
cơ cấu và chất lượng cũng phát triển cao hơn trước,
giúp cho KTNN hoàn thành ngày càng tốt hơn các
chức năng, nhiệm vụ của mình. Đến nay, tổ chức bộ
máy và đội ngũ cán bộ của KTNN từng bước hoàn
thiện, chuyên nghiệp hơn; mô hình cấp phòng tại các
KTNN chuyên ngành, khu vực được kiện toàn theo
1...,105,106,107,108,109,110,111,112,113,114 116,117,118,119,120,121,122,123,124,125,...129
Powered by FlippingBook