TCTC ky 1 thang 9-2016 - page 61

63
58-62% tổng kiều hối của cả nước, với lượng kiều
hối nhận được trong năm 2015 khoảng 5,5 tỷ USD
và trong 7 tháng đầu năm 2016 ước đạt 2,5 tỷ USD,
tăng khoảng 5% so với cùng kỳ năm trước; năm
2016 dự kiến đạt khoảng 5,7 tỷ USD. Trong 5 năm
qua, từ 2011 đến 2015, lượng kiều hối (chủ yếu vẫn
từ Mỹ và châu Âu) chuyển về Thành phố tăng bình
quân 10-12%/năm. Từ năm 2013, với sự ổn định của
tỷ giá, lượng kiều hối chuyển về được bán lại cho
ngân hàng chiếm tỷ lệ khá cao, từ 20 đến 35%. Còn
trong năm 2015, tỷ lệ này đạt trên 22% và hiện xu
hướng này vẫn được duy trì.
Kiều hối hiện chảy vào 3 lĩnh vực chính, gồm:
Sản xuất kinh doanh, bất động sản và h trợ người
thân. Trong đó, vốn vào sản xuất kinh doanh vẫn
nhiều nhất, tỷ lệ tăng đều qua hàng năm… Nếu
như kiều hối từ Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và
Malaysia… chủ yếu từ nguồn lao động xuất khẩu và
tập trung chuyển về khu vực nông thôn, mang giá
trị tích lũy cho nền kinh tế; thì kiều hối từ những thị
trường truyền thống như Mỹ, Canada, Pháp, Đức
và Australia… là nguồn vốn đầu tư vào những lĩnh
vực kinh doanh cụ thể trong nước.
Khảo sát thực tế cho thấy, kiều hối đang dịch
chuyển sang hướng tạo lập những “đầu cầu” mang
lợi ích lâu dài. Điển hình như tại TP.Hồ Chí Minh,
nửa đầu năm nay có hơn 70,8% kiều hối chuyển
về trên địa bàn đã chảy vào sản xuất, kinh doanh;
khoảng 21,6% đổ vào bất động sản và chỉ khoảng
7% là h trợ thân nhân, gia đình chi phí cho sinh
hoạt, mua sắm, chữa bệnh, xây dựng nhà cửa... Đây
được xem là một tín hiệu tích cực so với trước đây,
khi mà phần lớn kiều hối được đổ vào đầu cơ bất
động sản.
Trên thực tế, kiều hối là một trong những
nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã
Kiềuhối khôngngừnggia tăng và phát huy tác dụng
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), thông qua
nhiều kênh khác nhau, kiều hối và các kênh đầu tư
từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài về Việt Nam
ngày càng đa dạng và phong phú. Kiều hối giai
đoạn 1991-2001 tăng trung bình 48,5% và giai đoạn
1991-2014 tăng khoảng 38%, đạt tổng cộng trên 92
tỷ USD và đến hết năm 2015 là đạt trên 100 tỷ USD.
Bà Patricia Z. Riingen, Phó chủ tịch cấp cao Khu
vực Đông Nam Á và châu Đại Dương của Công ty
Western Union cho rằng, kiều hối về Việt Nam đã
tăng trưởng rất ấn tượng. Nếu như năm đầu tiên
(1994) khi tổ chức này có mặt tại Việt Nam, chỉ có
khách hàng ở 16 quốc gia chuyển kiều hối về Việt
Nam, thì nay đã tăng lên 187 quốc gia.
Theo Ngân hàng Thế giới, Việt Nam đứng thứ 11
thế giới về lượng kiều hối trong năm 2015, với mức
12,25 tỷ USD, tăng so với mức 12 tỷ USD năm 2014;
11 tỷ USD năm 2013 và 10 tỷ USD năm 2012. Mức
tăng này càng ấn tượng nếu so với các con số kiều
hối của những năm trước như: 2,154 tỷ USD (năm
2002), 2,6 tỷ USD (năm 2003), 3,2 tỷ USD (năm 2004)
và 3,8 tỷ USD (năm 2005); thậm chí tăng khoảng gần
90 lần so với mức 0,14 tỷ USD năm 1993.
Trong giai đoạn 2010 – 2012, nguồn kiều hối từ
Hoa Kỳ là lớn nhất, chiếm khoảng 57% tổng số kiều
hối chính thức của cả nước; tiếp theo là Australia
(khoảng 9% tổng giá trị cả nước), Canada (8,4%),
Đức (hơn 6%), Campuchia (hơn 4%) và Pháp
(khoảng 4%). Trong giai đoạn 2007 – 2013, kiều hối
là nguồn vốn lớn thứ 2 tại Việt Nam sau tổng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thực hiện và lớn hơn
cả nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức ODA
đã giải ngân.
Hàng năm, TP. Hồ Chí Minh chiếm khoảng
VÀI NHẬNĐỊNHVỀ THUHÚT KIỀUHỐI CỦAVIỆT NAM
ThS. TRƯƠNG THỊ HƯƠNG LAN
- Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh, tỉnh Hưng Yên
Cộng đồng người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài hiện có khoảng 4 triệu người, sinh sống ở
tại 200 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Cộng đồng người Việt định cư ở nước ngoài đã, đang
và sẽ tiếp tục gia tăng về lượng, đa dạng về cơ cấu, thành phần và hội nhập ngày càng hiệu quả
vào các nước sở tại. Đặc biệt, kiều hối và các kênh đầu tư từ cộng đồng người Việt ở nước ngoài về
Việt Nam ngày càng đa dạng và phong phú…
Từ khóa: Kiều hối, nước ngoài, định cư, đầu tư, quốc gia, vùng lãnh thổ.
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
1...,51,52,53,54,55,56,57,58,59,60 62,63,64,65,66,67,68,69,70,71,...86
Powered by FlippingBook