TCTC ky 1 thang 9-2016 - page 70

72
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
(TPP), Việt Nam tiếp tục các cam kết cải cách pháp
luật, thiết chế và thực hành quan hệ lao động theo
hướng tôn trọng đầy đủ các nguyên tắc và quyền cơ
bản trong ILO với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành
quốc gia thu nhập cao hơn mức trung bình thông qua
con đường tăng trưởng toàn diện.
Với việc gia nhập các FTA, đặc biệt là TPP và AEC,
Việt Nam là một trong số ít các nước trên thế giới
có vị thế rất tốt để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và
tăng cường cải cách cần thiết cho sự tăng trưởng kinh
tế bền vững. Việc gia nhập TPP sẽ tạo thuận lợi cho
người lao động và DN đề ra các giải pháp để xử lý
các vấn đề trong quan hệ lao động, bảo đảm quyền,
lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Tuy nhiên, để hưởng lợi đầy đủ từ những hợp tác
này, Việt Nam sẽ phải tiến hành những cải cách quan
trọng và rộng khắp với quan điểm nhằm cải thiện
môi trường kinh doanh, cải cách cơ bản về lao động,
đặc biệt là hệ thống quan hệ lao động...
Về thách thức
Quan hệ lao động là quan hệ lợi ích trên cơ sở tự
nguyện giữa người sử dụng lao động và người lao
động. Nhà nước chỉ đóng vai trò h trợ các bên nhằm
hướng đến quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến
bộ. Tuy nhiên, h trợ như thế nào để thúc đẩy quyền tự
quyết m i bên, tránh can thiệp quá sâu là một bài toán
khó. Càng khó hơn khi quan hệ lao động bước vào tiến
trình hội nhập quốc tế và là nội dung quan trọng trong
các FTA mà Việt Nam tham gia.
TPP chính là thỏa thuận thương mại tự do đầu
tiên bao gồm các điều khoản về lao động, đòi hỏi Việt
Nam thông qua và duy trì trong luật pháp, quy định
Cơ hội cải thiện quan hệ lao động
Về cơ hội
Bộ luật Lao động được ban hành và có hiệu lực
thi hành từ 01/01/1995 đã đặt nền tảng pháp lý cho
việc hình thành và phát triển quan hệ lao động ở Việt
Nam. Đến nay, quan hệ lao động ở Việt Nam đã có
những bước tiến nhất định từ việc nhận thức đến tổ
chức thực hiện phù hợp với lộ trình hội nhập quốc tế,
phát triển kinh tế thị trường và thị trường lao động.
Các chủ thể được hình thành, các thiết chế bảo đảm,
h trợ quan hệ lao động được ban hành và bước đầu
hoạt động có hiệu quả. Tổ chức đại diện cho người
lao động, người sử dụng lao động ngày càng có vai to
lớn và quan trọng trong việc tham gia cùng Nhà nước
hoạch định các chính sách, pháp luật lao động cũng
như tổ chức thực hiện trong thực tiễn… Bên cạnh đó,
việc sửa đổi và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho
hoạt động của tổ chức công đoàn cũng như tổ chức
đại diện cho người sử dụng lao động; các quy định
về hoạt động đối thoại xã hội và thương lượng thỏa
ước lao động tập thể; giải quyết tranh chấp lao động
và đình công... cũng từng bước được hoàn thiện.
Từ đầu những năm 2000, các đối tác ba bên (gồm
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn
Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam) cùng Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO) đã và đang chung tay xây dựng quan hệ lao
động lành mạnh và tôn trọng giá trị và các nguyên tắc
của ILO. Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng
sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu thông qua một loạt
các hiệp định thương mại tự do (FTA), nổi bật nhất
là Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương
QUANHỆ LAOĐỘNG KHI GIANHẬP TPPVÀ AEC:
CƠHỘI VÀ THÁCHTHỨC?
ThS. HOÀNG THỊ THU THUỶ
- Đại học Công đoàn
Cùng với quá trình đổi mới đất nước, quan hệ lao động ở Việt Namđược hình thành và vận động, phát
triển, đưa đất nước thoát nghèo và bước vào nhómcác quốc gia có thu nhập trung bình. Việt Namcũng
bắt đầu quá trình đổi mới thiết chế thị trường lao động, bao gồmcác thiết chế về quan hệ lao động.
Theo các chuyên gia kinh tế, trong giai đoạn tới, khi các camkết Cộng đồng Kinh tế ASEAN–AEC và các
hiệp định thươngmại tự do (trong đó có Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương - TPP) được
chính thức được triển khai, thách thức đối với Việt Namkhông phải là lộ trình giảmthuế hay sức ép đối
với các ngành kinh tế, mà chính là đổi mới quan hệ lao động theo yêu cầumới.
Từ khoá: Quan hệ lao động, TPP, tự do thương mại, lao động, công đoàn.
1...,60,61,62,63,64,65,66,67,68,69 71,72,73,74,75,76,77,78,79,80,...86
Powered by FlippingBook