TCTC ky 1 thang 9-2016 - page 62

64
DIỄN ĐÀN KHOA HỌC
Do vậy, Nhà nước luôn khuyến khích và đã có nhiều
điều chỉnh phù hợp về quốc tịch, hộ tịch, nhập - xuất
cảnh, cư trú, hồi hương, sở hữu tài sản nhà đất, h trợ
thông tin tuyên truyền văn hóa, thể thao, dạy và học
tiếng Việt cũng như về công tác thi đua khen thưởng,
vận động cộng đồng….
Thực tiễn cho thấy, kết quả kiều hối tăng hay
giảm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nổi bật là quan
hệ quốc tế và vị thế Việt Nam trên trường quốc tế;
điều kiện kinh doanh và chính sách vĩ mô của nước
sở tại; nhận thức, tình cảm và năng lực tài chính,
kết quả kinh doanh của người Việt đang định cư ở
nước ngoài cũng như chi phí và chất lượng dịch vụ
chuyển - nhận kiều hối. Sự ấm lên của thị trường
và các n lực cải cách cơ chế, chính sách, thúc đẩy
tự do hoá tài chính, hội nhập của Việt Nam. Trong
đó, chính sách miễn thuế thu nhập cho người nhận
kiều hối; Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động
sản (có hiệu lực từ ngày 1/7/2015) cũng đã mở rộng
điều kiện hơn cho người nước ngoài, Việt kiều mua
nhà tại Việt Nam; giảm thiểu lãi suất tiền gửi bằng
USD… đã khiến dòng kiều hối đổ vào sản xuất-kinh
doanh nhiều hơn; giảm dần dòng tiền gửi tiết kiệm,
nhất là dòng tiền gửi về nhằm hưởng chênh lệch lãi
suất trong nước và nước ngoài.
Kết quả thu hút kiều hối nửa đầu năm 2016 cho
thấy, chính sách tiền tệ mới trong năm 2016, nhất là
việc đưa lãi suất tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ về 0%
và triển khai chính sách tỷ giá trung tâm biến động
hàng ngày dường như chưa ảnh hưởng nhiều tới
dòng kiều hối; về logic sẽ hạn chế dòng kiều hối
chuyển tiền về Việt Nam như trước đây.
Chính sách kiều hối thông thoáng và thuận lợi
là một trong những nhân tố quan trọng làm tăng
lượng kiều hối. Trước đây, lượng ngoại tệ gửi về bị
kiểm soát, người nhận phải chịu thuế thu nhập, cơ
chế thành lập dịch vụ kiều hối khá ngặt nghèo, thì
nay, người nhận tiền không cần phải mở tài khoản
ở ngân hàng, không cần đến điểm chi trả của dịch
vụ và cũng không phải trả bất cứ một khoản chi phí
nào, thậm chí còn có quà tặng kèm theo. Người gửi
cũng đang được hưởng những dịch vụ thuận tiện,
nhanh chóng với mức phí ngày càng giảm, từ mức
3,5% lượng tiền chuyển, được giảm xuống còn từ 0,02
- 0,5%, tối đa 2% tùy theo lượng tiền gửi (trong hoạt
động ngân hàng, lợi nhuận từ kiều hối chỉ khoảng
0,77%). Với các dịch vụ do công ty kiều hối cung cấp,
hiện người Việt Nam có thể nhận tận nhà chi trả tiền
mặt, chuyển khoản bằng ngoại tệ hay VND và không
phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Thủ tục nhận kiều
hối đã đơn giản hơn rất nhiều, thậm chí khách hàng
có thể nhận được tiền ngay trong vòng 5-10 phút sau
hội; ổn định nguồn thu ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại
hối quốc gia, giảm thiểu sự phụ thuộc nguồn vốn
nước ngoài cũng như sức ép tỷ giá của đồng USD,
góp phần cân đối cán cân thanh toán thương mại;
tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người
dân thông qua đầu tư, kinh doanh của Việt kiều;
đồng thời, góp phần cải thiện ngân sách cho nhà
ở, y tế, giáo dục...
Kiều hối không chỉ trực tiếp trang trải nhu cầu
sinh hoạt của người dân mà còn là nguồn ngoại tệ bổ
sung và nguồn tiền gửi vào ngân hàng; nguồn vốn
đầu tư vào sản xuất - kinh doanh (kể cả thị trường
chứng khoán) và lĩnh vực bất động sản... Theo Cục
Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính
chung cả nước đang có trên 2.000 dự án được các
kiều bào đăng ký đầu tư. Riêng trong 9 tháng đầu
năm 2015, lượng vốn đăng ký đầu tư từ các dự án
của kiều bào đạt 290,5 triệu USD, bằng 0,6% tổng
vốn đầu tư của các dự án có vốn đầu tư nước ngoài
và chủ yếu là từ các nước Đức, Nga, Pháp, Mỹ... Các
dòng đầu tư ngày càng tập trung vào các lĩnh vực
dịch vụ và công nghiệp, dược phẩm, hóa chất, y tế,
giáo dục, công nghệ thông tin, xây lắp cao cấp, tài
chính - ngân hàng, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ
cao, công nghệ phần mềm...
Kiều hối chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các
nguồn vốn từ bên ngoài vào Việt Nam và có xu
hướng tăng lên qua các năm. Trong nhiều giai đoạn,
giá trị của kiều hối còn tăng vượt so với vốn đầu tư
trực tiếp FDI. So với các nguồn vốn h trợ phát triển
chính thức, đầu tư gián tiếp nước ngoài, thì kiều hối
vào Việt Nam luôn có giá trị lớn hơn và có tính ổn
định cao hơn.
Vài nhận định về chính sách thu h t kiều hối
của Việt Nam
Cộng đồng người Việt ở nước ngoài là bộ phận
không tách rời của cộng đồng dân tộc và là nguồn
lực quan trọng của Việt Nam; có tiềm năng kinh tế và
tri thức ngày càng to lớn, phát triển năng động, luôn
khát khao tình cảm quê hương, có tinh thần tự tôn
dân tộc, mong muốn gia đình, đất nước giàu mạnh.
Kiều hối không chỉ trực tiếp trang trải nhu cầu
sinh hoạt của người dânmà còn là nguồn ngoại
tệ bổ sung và nguồn tiền gửi vào ngân hàng;
nguồn vốn đầu tư vào sản xuất - kinh doanh
(kể cả thị trường chứng khoán) và lĩnh vực bất
động sản... Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính
chung cả nước đang có trên 2.000 dự án được
các kiều bào đăng ký đầu tư.
1...,52,53,54,55,56,57,58,59,60,61 63,64,65,66,67,68,69,70,71,72,...86
Powered by FlippingBook