TCTC ky 2 thang 10-2016 - page 20

22
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Bối cảnh chung của doanh nghiệp
ngành Chế biến xuất khẩu gỗ
Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp cho
thấy, năm 2015 Việt Nam có 4.000 doanh nghiệp
(DN) chế biến và kinh doanh lâm sản. Trong số này
có 3.000 DN trực tiếp chế biến, số còn lại là các DN
thương mại.
Theo khảo sát của Phòng thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI) các sản phẩm gỗ từ Việt
Nam hiện đang được tiêu thụ tại trên 100 quốc gia
và vùng lãnh thổ. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu
của toàn Ngành đạt 6,9 tỷ USD, tăng 10% so với kim
ngạch của năm 2014 và 23% so với năm 2013. Kim
ngạch từ xuất khẩu nhóm các mặt hàng gỗ đạt 2,11
tỷ USD, chiếm 30,6% trong tổng kim ngạch xuất
khẩu, trong khi kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng
thuộc nhóm sản phẩm gỗ đạt 4,97 tỷ USD, tương
đương 69,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm
2015 ngành Chế biến gỗ xuất khẩu chiếm vị trí thứ
6 về kim ngạch trong số những nhóm mặt hàng xuất
khẩu của quốc gia.
Trong ngành Chế biến gỗ, hiện có 80% DN là sở
hữu tư nhân; các DN có vốn đầu tư nước ngoài - FDI
(khoảng 14%) và DN có vốn sở hữu nhà nước (4%).
Mặc dù, số lượng các DN FDI chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng
giá trị kim ngạch xuất khẩu của các DN này rất lớn,
chiếm khoảng 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu
gỗ và các sản phẩm gỗ của cả nước. Thống kê của
Tổng cục Hải quan cho thấy, trong quý I/2016,
tổng kim nghạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của
các DN FDI đạt 720 triệu USD, chiếm 47,4% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của
cả nước.
Hiện ngành Chế biến gỗ đang thu hút được
khoảng 300.000 lao động. Tuy nhiên, chỉ có khoảng
1-2% trong tổng số là lao động có trình độ đại học;
20-30% trong tổng lao động được đào tạo bài bản,
còn lại là lao động phổ thông (70-80%). Điều này dẫn
đến chất lượng và năng suất lao động của ngành Gỗ
Việt Nam thấp, chỉ bằng 50% năng suất lao động
trong ngành gỗ của Philipin, 40% của Trung Quốc
và 20% của Liên minh châu Âu (EU).
Về trình độ công nghệ, Báo cáo của Tổng cục Lâm
nghiệp cho thấy, đa số các cơ sở chế biến gỗ trong
nước ở quy mô nhỏ, có trình độ công nghệ thấp,
máy móc thiết bị lạc hậu nên sản phẩm sản xuất đạt
chất lượng thấp, không có khả năng cạnh tranh trên
thị trường mà đa số chỉ thực hiện gia công ở công
đoạn sơ chế…
Theo phân tích của giới chuyên gia, khi tham gia
hội nhập các cam kết có thể ảnh hưởng tới ngành
Chế biến gỗ đều tập trung ở nhóm các cam kết gia
nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), mà chủ
yếu là các nghĩa vụ trong khuôn khổ Hiệp định về
trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Hiệp định về
trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) và Hiệp
định về các biện pháp đầu tư liên quan tới thương
mại (TRIMS); các cam kết trong khuôn khổ các hiệp
định thương mại tự do đã hoặc sắp có hiệu lực phần
CHÍNH SÁCHHỖTRỢ
NGÀNH CHẾ BIẾN XUẤT KHẨUGỖ PHÁT TRIỂN
NCS. ĐỖ THU HẰNG
– Học viện Ngân hàng
Ngành Gỗ Việt Nam là một trong những ngành phát triểnmạnh. Kimngạch xuất khẩu của Ngành đã tăng
6 lần trong vòng 10 năm (2004- 2014) và là Ngành duy nhất cán đíchmục tiêu kimngạch xuất khẩu trước 5
năm (năm 2015 đã đạt kimngạch xuất khẩu 6,9 tỷ USD trong khi mục tiêu năm 2020 là 7 tỷ USD). Hội nhập
quốc tế chính là cơ hội, song cũng là những thách thức đặt ra đối với các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu
gỗ, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp thiếu nguồn lực và kỹ năng cần thiết để thay đổi…Bối cảnh
chung cho thấy, cần có chính sách để góp phần hỗ trợ ngành Chế biến xuất khẩu gỗ hội nhập hiệu quả.
Từ khóa: Xuất khẩu, gỗ, hội nhập, chính sách, thị trường, doanh nghiệp
QUY MÔ NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ PHÂN THEO VỐN VÀ LAO ĐỘNG
Theo tổng số nguồn vốn
Theo số lao động
93% DN siêu nhỏ và nhỏ
46% DN siêu nhỏ
5,5% DN vừa
49% DN nhỏ
1,2% DN lớn
1,7% DN vừa
2,5% DN lớn
Nguồn: Trung tâmWTO (VCCI)
1...,10,11,12,13,14,15,16,17,18,19 21,22,23,24,25,26,27,28,29,30,...66
Powered by FlippingBook