TCTC ky 2 thang 10-2016 - page 26

28
KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN
0,758 thỏa mãn điều kiện 0,5 < KMO < 1, phân tích
nhân tố khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế.
Qua kiểm định KMO và Bartlett, kiểm định
Bartlett có Sig. < 0,01 các biến quan sát có tương quan
tuyến tính với nhân tố đại diện.
Kiểm định mức độ giải thích các biến quan sát đối
với nhân tố: Cột Cumulative % cho biết trị số phương
sai trích là 74,467%. Điều này có nghĩa là 74,467%
thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến
quan sát (thành phần của Factor).
Kết quả mô hình EFA cho biết các đặc trưng có hệ
số tải nhân tố các biến và được đặt tên như sau:
- FAC1_1 là F1 bao gồm các biến: Phục vụ cho cơ
quan thuế; Thiếu niềm tin về giá trị hợp lý; Chưa
nhận thức đầy đủ về giá trị hợp lý; Không có sự đồng
thuận giá trị hợp lý từ người làm kế toán, nhà quản
lý đến đối tượng sử dụng.
- FAC2_1 là F2 bao gồm các biến: Cần có chính
sách khuyến khích sử dụng giá trị hợp lý; Chuẩn mực
kế toán để thuyết minh và sử dụng giá trị hợp lý chưa
ban hành; Sử dụng năm kỹ thuật định giá theo tiêu
chuẩn thẩm định giá; Sử dụng phương pháp khác.
- FAC3_1 là F3 bao gồm các biến: Chuẩn mực kế
toán chưa có quy định rõ ràng; Chưa có Quyết định
quy định giá trị hợp lý là cơ sở định giá trong kế
toán; Chưa có Thông tư hướng dẫn cụ thể, rõ ràng;
Tổ chức, hội nghề nghiệp chưa phát huy hết vai trò.
- FAC4_1 là F4 bao gồm các biến: Không có sự
đồng bộ của nền kinh tế; Môi trường pháp lý của
hoạt động định giá chưa đồng bộ; Thị trường hàng
hóa chưa phát triển; Các yếu tố của thị trường hoạt
động rất phức tạp và thường xuyên bất động.
- FAC5_1 là F5 bao gồm các biến: Mục đích sử
dụng của các đối tượng kế toán; Mức độ thận trọng
và lạc quan kế toán; Yêu cầu mục đích, sử dụng
thông tin kế toán.
- FAC6_1 là F6 bao gồm các biến: Tốn nhiều chi
phí để thu thập và xử lý thông tin; Lợi ích mang lại
không tương xứng với chi phí.
- FAC7_1 là F7 bao gồm các biến: Chưa xác định
cụ thể, thống nhất về việc sử dụng giá trị hợp lý; Các
tổ chức định giá nặng về hành chính.
Phân tích hồi quy bội để nhận diện các yếu tố ảnh
hưởng đến giá trị hợp lý, mô hình tương quan tổng
thể có dạng:
Y = f(F1, F2, F3, F4, F5, F6,F7)
Trong đó:
Y: Biến phụ thuộc;
F1, F2 … F7: Biến độc lập.
Việc xem xét trong các yếu tố từ F1 đến F7, yếu tố
nào thật sự tác động đến giá trị hợp lý một cách trực
tiếp sẽ được thực hiện bằng phương trình hồi quy
: Hằng số
1
: Chính sách
2
: Môi trường kế toán
3
: Phương pháp định giá
4
: Môi trường kinh doanh
5
: Tâm lý người kế toán, nhà quản lý và đối tượng
sử dụng
6
: Lợi ích kinh tế
: Độ nhiễu
Dữ liệu và quy trình nghiên cứu
Tổng thể mẫu trong nghiên cứu là các DN cổ phần
niêm yết trên thị trường chứng khoán. Khung chọn
mẫu là một bộ phận của tổng thể DN được chọn
ra để quan sát trên thị trường chứng khoán TP. Hồ
Chí Minh. Tổng số các DN cổ phần niêm yết trên thị
trường chứng khoán thỏa mãn điều kiện về dữ liệu
là 186 DN được lựa chọn.
Quy trình nghiên cứu
Bước 1:
Xác định các nhân tố có khả năng ảnh hưởng
đến giá trị hợp lý và xây dựng mô hình nghiên cứu.
Bước 2:
Thu thập và xử lý dữ liệu nghiên cứu.
Bước 3:
Đánh giá độ tin cậy các thang đo: Độ tin
cậy của thang đo được đánh giá qua hệ số Cronbach
Alpha, qua đó các biến sẽ bị loại nếu hệ số tương
quan tổng biến nhỏ (< 0,3) và thang đo được chấp
nhận khi hệ số Cronbach Alpha đạt yêu cầu (> 0,6).
Bước 4:
Phân tích nhân tố khám phá nhằm đảm
bảo mô hình EFA đảm bảo khả năng tin cậy, đòi hỏi
phải thực hiện các kiểm định.
Bước 5:
Phân tích hồi quy đa biến để mô hình đảm
bảo khả năng tin cậy và hiệu quả, đòi hỏi thực hiện
các bước kiểm định.
Bước 6:
Phân tích kết quả và giải pháp về việc áp
dụng giá trị hợp lý trong DN Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu
Kiểm định chất lượng thang đo thông qua các chỉ
tiêu như: Chính sách, môi trường kế toán; phương
pháp định giá; môi trường kinh doanh; tâm lý người
kế toán, nhà quản lý và đối tượng sử dụng; lợi ích
kinh tế cho thấy trị số Cronbach Alpha > 0,6: Thang
đo được đánh giá chất lượng tốt.
Qua kiểm định KMO và Bartlett ta thấy, KMO =
BẢNG 1: KMO AND BARTLETT’S TEST
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.
,758
Bartlett’s Test of Sphericity
Approx. Chi-Square
3104,720
df
300
Sig.
0.000
Nguồn: Tính toán của tác giả
1...,16,17,18,19,20,21,22,23,24,25 27,28,29,30,31,32,33,34,35,36,...66
Powered by FlippingBook