5.1. So ky 2 thang 11 - page 56

58
TÍN DỤNG - NGÂN HÀNG
Quá trình hình thành và phát triển
tín dụng chính sách
Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo phát triển
sản xuất làmột cấu phần quan trọng trong chương trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của Việt Nam.
Chính sách này đã tạo điều kiện cho người nghèo và các
đối tượng chính sách khác tiếp cận nguồn vốn tín dụng
ưu đãi của Nhà nước để cải thiện và từng bước nâng
cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn
diện ở các vùng nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Trong những năm qua, chương trình tín dụng
ưu đãi cho hộ nghèo phát triển sản xuất kinh doanh
được thực hiện theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày
04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người
nghèo và các đối tượng chính sách khác; Nghị quyết
30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ
những hộ nghèo ở 64 huyện nghèo. Cùng với các
chính sách an sinh xã hội, chính sách tín dụng ưu đãi
cho hộ nghèo phát triển sảng xuất đã mang lại hiệu
quả thiết thực, góp phần giảm nghèo.
Theo đó, các chính sách hỗ trợ tín dụng trong xóa
đói, giảm nghèo được quan tâm, điều chỉnh, ban hành
và triển khai thực hiện trải dài trong từng giai đoạn.
Chính sách hỗ trợ tín dụng cho người nghèo, vùng
nghèo đã được thực hiện ở nước ta ngay từ ngày
thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam (năm 1951)
và đã trở thành công cụ xóa đói, giảm nghèo cơ bản và
bền vững. Tháng 8/1995, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định 525/QĐ-TTg thành lập Ngân hàng
Phục vụ người nghèo. Ngân hàng Phục vụ người
nghèo chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1996
với số vốn điều lệ ban đầu là 500 tỷ đồng, bộ máy
quản lý điều hành gọn nhẹ, việc cho vay ủy thác hoàn
toàn qua hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam.
Luật Các tổ chức tín dụng cũng quy định: Phát
triển các ngân hàng chính sách hoạt động không vì
mục tiêu lợi nhuận phục vụ người nghèo và các đối
tượng chính sách khác nhằm thực hiện các chính sách
kinh tế - xã hộ của Nhà nước. Đồng thời, quy định có
chính sách tín dụng đối với miền núi, hải đảo, vùng
sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó
khăn; chính sách tín dụng với người nghèo và các đối
tượng chính sách khác.
Sau 7 năm hoạt động 1996 - 2002 tổng nguồn vốn
của ngân hàng phục vụ người nghèo đã lên tới 7.083 tỷ
đồng với hơn 2 triệu hộ nghèo được vay vốn để phát
triển sản xuất với tổng dư nợ 7.022 tỷ đồng.
Sau một thời gian tích cực chuẩn bị về mọi mặt,
ngày 04/10/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định
78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và
các đối tượng chính sách khác; đồng thời Thủ tướng
Chính phủ ký Quyết định 131/2002/TTg thành lập
Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) trên cơ sở tổ
chức lại ngân hàng phục vụ người nghèo để thực hiện
Nghị định 78/2002/NĐ-CP nhằm tập trung các nguồn
vốn ngân sách tài trợ cho người nghèo và các đối tượng
chính sách khác vào một đầu mối là NHCSXH nhằm
góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
về giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội
Với quyết tâm tập trung huy động các nguồn lực
tài chính cùng với nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt
động, liên tiếp các năm sau, NHCSXH được tiếp nhận
thêm nhiều nguồn vốn từ nhiều nơi trong nước, ngoài
nước, để đến cuối năm 2012, kết thúc kế hoạch 10 năm
lần thứ nhất, NHCSXH thực hiện đến 14 chương trình
sử dụng vốn trong nước, 4 chương trình sử dụng vốn
uỷ thác nước ngoài… với tổng dư nợ đạt 113.921 tỷ
đồng tăng gấp 16 lần so với thời điểm nhận bàn giao,
tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 32,8%/năm.
TÍNDỤNG CHÍNH SÁCH:
CÔNG CỤ XÓA ĐÓI, GIẢMNGHÈOỞVIỆT NAM
ThS. PHẠM NGỌC TRƯỜNG
Trong những năm qua, hộ nghèo luôn nhận được Đảng và Nhà nước ta đầu tư nhiều chương trình, chính
sách để phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần. Các chính sách này đã tạo điều kiện cho
người nghèo và các đối tượng chính sách khác tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước để cải
thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo,
vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Từ khóa: Chính sách tín dụng, xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững, an sinh xã hội
1...,46,47,48,49,50,51,52,53,54,55 57,58,59,60,61,62,63,64,65,66,...90
Powered by FlippingBook