5.1. So ky 2 thang 11 - page 53

TÀI CHÍNH -
Tháng 11/2016
55
thiết lập và quyết định các dự án COQ cần được thực
hiện, sử dụng các con số COQ để thiết lập thứ tự ưu
tiên các dự án.
Các khoản tiết kiệm được dự tính và đưa vào dự
báo thu nhập của từng dòng sản phẩm. Theo dõi dự
án COQ được phân công cho Phòng Kỹ thuật của
từng dòng sản phẩm. Phó chủ tịch phụ trách bộ phận
Chất lượng và Tin cậy cho biết: “Việc xác định và
thực hiện các dự án COQ là chìa khóa của việc truyền
bá nhận thức và cải tiến chất lượng công việc. Quá
trình lôi cuốn cấp quản lý tham gia vào việc xác định
những cơ hội cải tiến chất lượng, thiết lập thứ tự ưu
tiên, giúp đảm bảo các nguồn lực luôn sẵn sàng, và
giám sát tiên bộ là vấn đề quan trọng. Chúng tôi cần
nói đúng ngôn ngữ và COQ là ngôn ngữ của quản lý.
Không có các con số COQ, quá trình này không thể
thực hiện được”.
Lợi ích của việc triển khai COQ
Từ khi bắt đầu vào năm 2010 đến khi kết thúc năm
2015, tỷ lệ phần trăm COQ so với doanh thu thuần
thực tế của MCC giảm từ 10,7% đến 7,8% (Bảng 1).
Kết luận
Hệ thống COQ của MCC tập trung sự quan tâm
của quản lý nhiều hơn vào kết quả của chất lượng kém
được đánh giá qua các chỉ tiêu bằng tiền. Lãnh đạo
của MCC khẳng định: “COQ hữu dụng nhất đối với
những người quản lý cấp trung gian để thấy được hệ
quả của chất lượng kém đối với tổng doanh số. COQ
đưa ra một con số nhưng có nhiều ý nghĩa. Nếu chỉ
tập trung vào phế phẩm, chúng ta sẽ chỉ biết được các
chi phí phế phẩm thấp hơn, còn các chi phí phế phẩm
khác đã bị chuyển sang cho khách hàng. Do vậy, chúng
ta cần phải cải tiến toàn bộ, chứ không chỉ một phần.
Hệ thống COQ thúc đẩy thiết lập thứ tự ưu tiên, và
khuyến khích các hoạt động cải tiến chất lượng. COQ
là “một bảng ghi điểm đối với các cải tiến”. Thành
công của MCC trong việc sử dụng COQ để quản lý
tốt hơn quá trình cải tiến đã dẫn đến các dự án cải tiến
chất lượng trong tương lai và đã cho các nhà quản lý
thấy rằng COQ sẽ đem lại lợi nhuận to lớn nếu được
thực hiện đúng đắn”.
Khuyến nghị cho các doanh nghiệpViệt Nam
Từ kinh nghiệm của công ty MCC, có thể khẳng
định COQ là một công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao
chất lượng sản phẩm, giảm chi phí thông qua việc xác
định và loại bỏ các chi phí không cần thiết. Để triển
khai tốt mô hình này, các DN Việt Nam cần lưu ý
những điểm sau:
Một là,
cũng như bất cứ hoạt động cải tiến chất
lượng hoặc quản lý sự thay đổi nào khác, việc đầu tiên
cần thực hiện đó là xây dựng/thay đổi nhận thức của
lãnh đạo và toàn thể nhân viên. Nhận thức mới, sâu
sắc của lãnh đạo và nhân viên sẽ giúp DN có được sự
cam kết lâu dài, bền vững trong quá trình triển khai.
Nhận thức mới có thể đạt được thông qua việc học hỏi
kinh nghiệm của các DN trong và ngoài nước, thông
qua hoạt động đào tạo và tư vấn.
Hai là,
thiết lập hệ thống hạch toán chi phí chất
lượng phù hợp. Để làm việc này, DN cần có sự tham
gia của các kế toán viên để thiết lập mức độ chi tiết
và kết hợp các hoạt động theo các hạng mục chi phí;
làm rõ mục đích của hạch toán chi phí chất lượng tại
thời điểm khởi đầu để quyết định chiến lược thực hiện
và tránh các khó khăn sau này; theo dõi và đánh giá
những thay đổi tiềm tàng cho mỗi yếu tố chi phí theo
cả số tương đối lẫn số tuyệt đối. Các vấn đề này cần
phải được thảo luận giữa các bộ phận: chất lượng,
mua sắm, kỹ thuật, sản xuất và kế toán, để đạt được
sự đồng thuận trước khi thu thập dữ liệu COQ. Với
sự trợ giúp của bộ phận kế toán, mối liên hệ giữa các
hạng mục chi phí thông thường và các hạng mục chi
phí chất lượng có thể được so sánh thông qua các hạch
toán chi phí chi tiết.
Ba là,
thông tin cần được chia sẻ đầy đủ và thường
xuyên giữa các bộ phận trong DN nhằm đảm bảo mỗi
bộ phận đều thấy được trách nhiệm của mình đối với
hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN nói chung cũng
như chất lượng sản phẩm nói riêng; những chi phí
chất lượng nào liên quan đến hoạt động của từng bộ
phận, từ đó, tạo động lực để từng bộ phận triển khai
hoạt động cải tiến.
Bốn là,
trong trường hợp DN có quy mô lớn, phức
tạp, có thể triển khai COQ thí điểm tại một bộ phận
nhỏ để đảm bảo thành công, tạo sự khích lệ cho việc
triển khai ở các bộ phận khác.
Năm là,
DN Việt Nam cần nhận thức được rằng, lợi
ích của chi phí chất lượng không thể đạt được trong
một thời gian ngắn trước mắt. Đầu tư vào chi phí chất
lượng là một dự án dài hạn nhưng chắc chắn sẽ đem
lại lợi ích bền vững.
Tài liệu tham khảo
1. Schiffauerova, V. Thomson, “A review of research on cost of quality models and
best practices”, International Journal of Quality & Reliability Management, vol.
23, pp. 647-669, 2006;
2. ISO 10014 standard, “Quality management - Guidelines for realizing financial
and economic benefits”, 2006;
3. J.M.Juran,F.MGryna,“Juran’sQualityControlHandbook”,McGraw-Hill,N.York,1951;
4. A.V. Feigenbaum, “Total quality control”, Harvard Business Review, vol. 34, pp.
93-101, 1956;
5. A.V. Feigenbaum, “Total Quality of Control”, McGraw-Hill, N. York, 1961.
1...,43,44,45,46,47,48,49,50,51,52 54,55,56,57,58,59,60,61,62,63,...90
Powered by FlippingBook