5.1. So ky 2 thang 11 - page 61

63
KINH TẾ - TÀI CHÍNH ĐỊA PHƯƠNG
Cơ sở lý thuyết
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên
cứu về cơ cấu vốn và khả năng sinh lời của doanh
nghiệp. Các nghiên cứu này được thực hiện ở nhiều
nước khác nhau trong nhiều lĩnh vực khác nhau và
phương pháp nghiên cứu cũng rất đa dạng.
Lý thuyết nghiên cứu về cơ cấu vốn được
Modigliani và Miller cho thấy, chưa có dự đoán hợp
lý nào cho mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và
hệ số nợ. Các mô hình dựa trên cơ sở thuế gợi ý
rằng, giả thiết các yếu tố khác không thay đổi thì
các doanh nghiệp có khả năng sinh lời sẽ vay nợ
nhiều hơn, do họ có nhu cầu lớn hơn trong việc giữ
thu nhập của mình tránh phải đóng thuế thu nhập
doanh nghiệp.
Tuy nhiên, lý thuyết phân hạng cho rằng, đầu
tiên các doanh nghiệp sẽ sử dụng lợi nhuận giữ lại
để tái đầu tư, sau đó mới phát hành trái phiếu và cổ
phần mới nếu thấy cần thiết. Trong trường hợp này,
các doanh nghiệp có khả năng sinh lời cao sẽ có xu
hướng vay nợ ít hơn.
Lisa a.keister (2004) lại đưa ra các giả thiết về xu
thế thay đổi cơ cấu vốn của các doanh nghiệp nhà
nước Trung Quốc cho thấy, doanh nghiệp càng giữ
lại nhiều lợi nhuận thì vay nợ bên ngoài càng nhiều.
Tại Việt Nam cũng có một số công trình đã
nghiên cứu về vấn đề này. Luận án tiến sĩ của Trần
Thị Thanh Tú “Đổi mới cơ cấu vốn của các doanh
nghiệp nhà nước Việt Nam hiện nay” là một ví dụ.
Tác giả đã nghiên cứu cơ cấu vốn của 375 doanh
nghiệp nhà nước, mối quan hệ của cơ cấu vốn đối
với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà
nước. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc
xem xét cơ cấu vốn và các đề xuất giải pháp cho các
doanh nghiệp nhà nước.
Từ cơ sở trên có thể khẳng định cơ cấu vốn có
tác động tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Bài viết nghiên cứu cụ thể dựa trên số liệu của các
doanh nghiệp tại TP. Đà Nẵng.
Phương pháp nghiên cứu
Số liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo
tài chính của các doanh nghiệp tại Đà Nẵng gồm:
12 công ty cổ phần tại Đà Nẵng niêm yết trên thị
trường chứng khoán Việt Nam, 38 doanh nghiệp
nhỏ và vừa giai đoạn 2010 – 2015. Việc xử lý số liệu
dựa trên phần mềm Eview 8.
TÁC ĐỘNG CỦA CƠ CẤUVỐNĐẾNKHẢNĂNG
SINH LỜI CỦA CÁC DOANHNGHIỆP TP. ĐÀNẴNG
ThS. NGUYỄN THỊ THANH THÚY -
Cao đẳng Kinh tế - Kế hoạch Đà Nẵng
Cơ cấu vốn là một trong những vấn đề quan trọng trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Mục tiêu cơ bản
của các doanh nghiệp là khả năng sinh lời đạt được ở mức cao nhất. Hiện nay, trên địa bàn TP. Đà Nẵng có
32.276 doanh nghiệp kinh doanh ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau và có đóng góp lớn đối với GDP
(trung bình hằng năm đóng góp đến 92%GDP của toàn Thành phố). Tuy nhiên, do ảnh hưởng tiêu cực từ
những bất ổn kinh tế trong và ngoài nước thời gian qua nên nhiều doanh nghiệp đã gặp khó khăn trong
sản xuất kinh doanh. Bài viết phân tích tác động của cơ cấu vốn (tỷ lệ nợ vay) tới khả năng sinh lời của các
doanh nghiệp tại Đà Nẵng, qua đó rút ra một số đề xuất trong công tác quản trị tài chính của doanh nghiệp.
Từ khóa: Cơ cấu vốn, doanh nghiệp, kinh doanh, quản trị tài chính
BẢNG 1: THỐNG KÊ MÔ TẢ CỦA CÁC BIẾN
ROA
D/A
Mean
0.068243
0.668231
Median
0.064232
0.673265
Maximum
0.854311
1.824544
Minimum
-0.994587
0.065357
Std. Dev.
0.134643
0.324548
Skewness
-4.238224
0.298157
Kurtosis
31.876942
3.926897
Jarque-Bera
6014.6311
5.268635
Probability
0.000000
0.113498
Sum
10.127645
117.9836
Sum Sq. Dev
3.657628
12.451897
Observations
200
200
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,51,52,53,54,55,56,57,58,59,60 62,63,64,65,66,67,68,69,70,71,...90
Powered by FlippingBook