5.1. So ky 2 thang 12 - page 54

56
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Chiến lược marketing toàn diện
Chiến lược marketing toàn diện có thể được xem
là một bộ giải pháp chìa khóa sử dụng cho toàn thể
chiến lược phát triển kinh doanh của DN. Ở cấp độ
này, marketing đóng góp chiến lược cho tất cả các
mặt hoạt động của DN và hiếm có một bộ giải pháp
nào có thể thay thế hiệu quả. Do đó, cần khuyến
khích sự phối hợp giữa giải pháp chủ đạo của
marketing 7P với hệ thống chuẩn mực quản trị phổ
biến hiện hành, để tối ưu hóa hiệu quả của quản trị,
với điều kiện DN (hay tổ chức) xác định lấy những
mục tiêu thị trường, khách hàng và người tiêu dùng
(hay một cộng đồng cụ thể) làm trọng tâm.
Cơ sở lượng hóa mục tiêu và giá trị DN
Xét về khía cạnh giá trị, khái niệm P7 chính thức
hình thành luận điểm chứng minh một tổ chức cần
có một tinh thần chủ đạo và giá trị gốc để mọi cá
nhân nhắm đến. Tổ chức ở đây có thể được định
dạng từ gia đình, DN, cộng đồng làng xã, hiệp hội,
tôn giáo cho đến phạm trù quốc gia và quốc tế.
Cơ sở lượng giá thương hiệu và đánh giá DN
Hệ thống “7P marketing” là cơ sở vững chắc để
các chuyên gia lượng giá thương hiệu tiến hành
đánh giá marketing và lượng giá thương hiệu một
cách toàn diện. Đây là việc làm cần thiết trong tiến
trình cổ phần hóa DN hay định giá tài sản thương
hiệu nhằm các mục đích chuyển nhượng hay
nhượng quyền. Đối chiếu với hệ thống marketing
hiện hành, hệ thống “7P” cũng tìm được tiếng nói
chung, bởi các định nghĩa và phạm vi đánh giá xét
tổng hòa phần nhiều là giống nhau.
Chuẩn mực, hình mẫu của một kế hoạch
marketing
Lâu nay, chúng ta đề cập rất
nhiều đến kế hoạch marketing toàn
diện, tuy nhiên lại thiếu cơ sở để xác
định một hình mẫu của kế hoạch
marketing. Như vậy, một kế hoạch
marketing đầy đủ là kế hoạch mà
trong đó bao gồm cả “7 nhóm giải
pháp” được lượng hóa theo tiêu
chí SMART (gồm: Specific (cụ thể);
Measurable (đo được); Achievable
(khả thi); Related to Strategy (bám
sát chiến lược) và Time-focued (lịch
trình cụ thể). Theo đó, DN cần lưu ý:
i) Các giải pháp hướng tới sản
phẩm mới, sản phẩm toàn diện (lý
tính và cảm tính), những điểm độc đáo
của sản phẩm và cơ cấu các sản phẩm;
cần lưu ý dưới quan điểm của tiếp thị
thương hiệu thì một sản phẩm được
xem là hoàn chỉnh sẽ được xem là một
thương hiệu;
ii) Hoạch định giá (kể cả chi phí) chiết khấu kinh
doanh hay phân tích những lợi ích kinh tế mà một sản
phẩm (dù nằm bất cứ dạng thức nào) có thể mang lại
cho con người. Chẳng hạn, một chương trình truyền
thông xã hội chủ đề “tiết kiệm điện” có thể thuyết
phục cộng đồng bằng sự thông đạt những dữ liệu
“mỗi gia đình tiết kiệm một bóng đèn thì cả nước sẽ
tiết kiệm 30 triệu KW điện năng” và dữ liệu này sẽ
giúp người dân thấy rõ lợi ích “kinh tế” của việc thực
hiện hành vi trách nhiệm của mình.
iii) Hoạch định phân phối cần thiết trong tất cả
các kế hoạch marketing thực thi sứ mệnh “mang
một sản phẩm, dịch vụ, lợi ích…” đến với con người
(khách hàng, người tiêu dùng, công chúng…).
iv) Promotion được hiểu là quảng bá (thương
hiệu sản phẩm) chứ không phải là quảng bá sản
phẩm và cũng không phải là khuyến mãi.
Như vậy, trong một kế hoạch tiếp thị đầy đủ
không thể thiếu các giải pháp quảng bá. Quảng bá
là nhiệm vụ trọng tâm của truyền thông tiếp thị,
là sứ mệnh mới đầy khó khăn của marketing trong
một môi trường cạnh tranh.
Tài liệu tham khảo:
1. Võ Văn Quang (1991), Mô hình marketing 7P - từ tầm nhìn đến thực tiễn
quản trị;
2. Ứng dụng Mô hình 7P: Marketing phân tích chiến lược Beeline,
.
dna.com.vn/vi/tin-tuc-thuong-hieu/tin-trong-nuoc/ung-dung-mo-hinh-
7p:-marketing-phan-tich-chien-luoc-beeline;
3. Kinh tế thị trường – từ Market tới Marketing, /
/
news/kinh-te-thi-truong-tu-market-toi-marketing.
KHÁI QUÁT MÔ HÌNH VÀ CHIẾN LƯỢC 7P MARKETING
Nguồn: Võ Văn Quang (1991)
1...,44,45,46,47,48,49,50,51,52,53 55,56,57,58,59,60,61,62,63,64,...110
Powered by FlippingBook