5.1. So ky 2 thang 12 - page 56

58
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
- S: Phân đoạn thị trường.
- T: Lựa chọn thị trường mục tiêu.
- P: Định vị thương hiệu.
- MM: Chính sách marketing hỗn hợp (04 P căn bản
và các P khác).
- I: Tổ chức thực hiện các hoạt động marketing.
-C:Kiểmsoátviệcthựchiệncáchoạtđộngmarketing.
Trong cơ chế thị trường, DN cần sản xuất ra những
cái mà thị trường cần, chứ không phải chỉ sản xuất ra
những thứ mà DN có thể sản xuất ra được. Chính vì
vậy, khi tham gia thị trường, việc đầu tiên DN cần phải
làm đó là nghiên cứu thị trường để biết được trên thị
trường có những nhu cầu nào đang tồn tại, đồng thời
phải dự đoán chính xác xu thế biến động của thị trường
sẽ kéo theo những nhu cầu nào sẽ xuất hiện.
Với những nguồn lực hữu hạn của mình, ngày nay
các DN thường không thể đáp ứng được tất cả các nhu
cầu trên thị trường và có xu hướng chỉ tập trung vào
một hoặc một số đoạn thị trường nào đó mà DN có
ưu thế vượt trội. Vì thế, việc tiến hành phân đoạn thị
trường sẽ giúp DN có thể lựa chọn cho mình thị trường
mục tiêu phù hợp nhất. Căn cứ vào “đặc trưng cần có”
của thị trường mục tiêu đã lựa chọn, DN cần sản xuất
ra sản phẩm có thể thỏa mãn tốt nhất, thậm chí vượt lên
cả sựmong đợi “đặc trưng cần có”. Đây chính là nhiệm
vụ của “định vị thương hiệu”.
Để khách hàng biết được mọi thông tin về sản
phẩm, mua sản phẩm, tiếp đến là trung thành với sản
phẩm, đòi hỏi DN phải thực hiện tốt các chính sách
marketing hỗn hợp như: Sản phẩm, giá, phân phối, hỗ
trợ tiêu thụ, nhân sự, quá trình, phương tiện hữu hình,
lợi nhuận, bao gói, tốc độ tiến triển, vị thế, chính sách…
Chính sách marketing hỗn hợp không chỉ dừng ở việc
quảng bá sản phẩm, mà còn nhằm khắc sâu “đặc trưng
cốt lõi” của sản phẩm trong quá trình tạo dựng “hình
ảnh thương hiệu” trong tâm trí người tiêu dùng. Cụ
thể như:
-
Chính sách sản phẩm:
DN muốn tồn tại và gặt hái
được nhiều thành công trong một môi trường cạnh
tranh ngày càng trở nên khốc liệt, cần phải tạo ra được
những sản phẩm có tính năng độc đáo, vượt trội so với
đối thủ cạnh tranh.
-
Chính sách giá:
Các DN thường hay có thói quen
định giá dựa trên chi phí mà không tính đến việc
định giá dựa trên giá trị khách hàng và các yếu tố
ngoại lai khác. Trong nhiều trường hợp, muốn bán
được nhiều hàng, tăng doanh thu… DN thường hay
giảm giá sản phẩm, mà quên đi giá trị của thương
hiệu. Giá cả có thể làm tăng hoặc giảm giá trị của
thương hiệu, vì người ta thường nghĩ giá cao đồng
nghĩa với chất lượng cao và ngược lại. Vì vậy, khi
định giá DN cần cân nhắc đến các yếu tố như: Khách
hàng, cạnh tranh, chi phí, thương hiệu… để có chính
sách giá cho phù hợp.
-
Chính sách phân phối:
Chính sách phân phối là sự
kết nối các yếu tố phân phối, xây dựng mạng lưới
phân phối và sử dụng các phương pháp phân phối.
Mỗi chính sách phân phối lại phù hợp với những
chủng loại sản phẩm, khách hàng và thời điểm nhất
định. Trước năm 1986, nền kinh tế Việt Namvận hành
theo cơ chế bao cấp, hàng hóa chủ yếu được cung cấp
qua các cửa hàng mậu dịch quốc doanh. Vào những
năm 90, thời gian đầu của kinh tế thị trường ở Việt
Nam, người tiêu dùng có thể mua hàng ở chợ, cửa
hàng bán lẻ tư nhân và bách hóa tổng hợp... Giờ đây,
trong điều kiện hội nhập, DN cần bán hàng thông
qua các kênh phân phối truyền thống, đưa hàng vào
siêu thị, bán hàng qua mạng, bán hàng 24/24h… Quá
trình phân phối là việc chuyển hàng hóa từ nhà sản
xuất tới người tiêu dùng cuối cùng nhằm thỏa mãn
tối đa nhu cầu của họ…
Tất cả các công đoạn trên, từ nghiên cứu thị trường
cho đến việc đề ra các chính sách marketing hỗn hợp
được tập hợp lại trong giai đoạn được gọi là hoạch định
marketing. Sau khi công tác hoạch định đã được thực
hiện, tất yếu sẽ phải có giai đoạn tiếp sau, đó là tổ chức
thực hiện và trong quá trình hoạch định cũng như ổ
chức thực hiện không thể thiếu một hoạt động rất quan
trọng đó là kiểm soát. Công tác kiểm soát giúp DN
có thể kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các hoạt động
marketing nếu thấy cần thiết.
Tóm lại, DN được coi như một cơ thể sống tồn tại
trong một môi trường kinh doanh không ngừng biến
động. Để thích ứng được với môi trường đó, đòi hỏi
DN luôn phải lắng nghe và điều chỉnh cơ thể mình cho
phù hợp và hoạt động marketing của DN không thể
nằm ngoài xu thế này.
Tài liệu thamkhảo:
1. Kotler, P., Kartajaya, H., & Setiawan, I. (2010). Marketing 3.0: From products to
customers to the human spirit. JohnWiley&Sons;
2. Marketing 3.0, sự lên ngôi của các vấn đề xã hội và con người,
.
pr-quangcao.edu.vn/index.php/detail/601/Marketing-3-.0,-su-len-ngoi-cua-cac-
van-de-xa-hoi-va-con-nguoi-..html;
3. Một số website: lammarketing.vn,
,
quantridoanhnghiep.biz…
Để bán được hàng trong điều kiện mới, các
doanh nghiệp cần chú trọng phát triển thương
mại điện tử bằng việc đăng ký tên miền, mở
website, tuy nhiên tên miền phải gắn với tên
sản phẩm, tên công ty… hoặc đăng ký tên
miền theo kiểu bao phủ.
1...,46,47,48,49,50,51,52,53,54,55 57,58,59,60,61,62,63,64,65,66,...110
Powered by FlippingBook