5.1. So ky 2 thang 12 - page 57

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
59
Tài chính vi mô - công cụ
xóa đói, giảm nghèo bền vững
Tài chính vi mô được coi là một trong những
biện pháp giảm nghèo quan trọng ở Việt Nam.
Thực tế, nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo là
rất lớn và việc cung ứng tài chính vi mô cho
hộ nghèo đã mang lại hiệu quả xã hội tích cực.
Điển hình như trong năm 2015, Ngân hàng
Chính sách Xã hội Việt Nam, đã huy động hơn
140.000 tỷ đồng để cho hộ nghèo vay vốn. Nhờ
đó, trên 25,5 triệu lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo
và các đối tượng chính sách đã được tiếp cận tới
nguồn vốn chính sách và trên 3,6 triệu hộ vượt
qua ngưỡng nghèo. Ngoài ra, nguồn vốn chính
sách còn thu hút, tạo việc làm cho trên 11 triệu
lao động, trong đó có trên 104.000 lao động đi
làm việc có thời hạn ở nước ngoài; giúp trên 3,3
triệu học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
được vay vốn học tập.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn (Agribank) cũng đã tập trung mở
rộng chi nhánh, triển khai cho trên 3 triệu khách
hàng vay vốn nhỏ và 5 triệu khách hàng gửi tiết
kiệm vi mô. Quỹ Tín dụng nhân dân với mạng lưới
gồm 1.042 cơ sở hoạt động trên 10% xã, phường
cũng đã phục vụ được cho khoảng 1,7 triệu thành
viên, trong đó khoảng 50% là các hộ nghèo...
Nhìn chung, những năm qua, lĩnh vực tài chính
vi mô đã cung cấp rất nhiều dịch vụ tài chính cho
người nghèo khu vực nông nghiệp - nông thôn.
Tuy nhiên, hoạt động này hiện còn gặp phải một
số khó khăn nhất định như: Thiếu các dịch vụ tài
chính phù hợp đáp ứng nhu cầu của người dân;
khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách
của người dân tại các vùng sâu, vùng xa và vùng
đặc biệt khó khăn còn nhiều hạn chế; các tổ chức
tài chính vi mô phát triển chưa đồng đều, chưa
chủ động trong xây dựng phương án sản xuất
kinh doanh...
Theo thống kê, dù được Nhà nước hỗ trợ về
nguồn lực tài chính, song nhóm chính thức này
mới giúp được khoảng 50% số hộ nghèo tiếp cận tài
chính vi mô; hoạt động của nhóm bán chính thức
thì manh mún, dàn trải... Sản phẩm dịch vụ của tài
chính vi mô tại Việt Nam hiện nay cũng còn khá
nghèo nàn, hầu như chỉ có tiền gửi và cho vay, các
sản phẩm như thanh toán, bảo hiểm, các hình thức
tín dụng vi mô khác ngoài cho vay chưa được đưa
vào áp dụng. Sản phẩm dịch vụ phi tài chính lại hầu
như chưa được triển khai cung cấp ra thị trường.
Đây là một trong những hạn chế lớn bởi hiện nay
khách hàng tài chính vi mô rất cần được cung cấp
không chỉ dịch vụ tài chính mà còn cả dịch vụ phi
tài chính.
Phát triển tổ chức tài chính
vi mô theo định hướng thị trường
Để tài chính vi mô phát triển mạnh mẽ, tạo động
lực và trở thành công cụ cho công cuộc xóa đói, giảm
nghèo bền vững trong những năm tới, cần thiết triển
khai hiệu quả, đồng bộ một số giải pháp sau:
Thứ nhất,
xây dựng môi trường pháp lý để phát
triển lĩnh vực tài chính vi mô bền vững và theo định
hướng thị trường.
Với những đặc thù về đối tượng khách hàng
mục tiêu, tôn chỉ và phạm vi hoạt động, hình thức
tổ chức... cần có các văn bản dưới luật hướng dẫn
THỰC TRẠNGVÀ GIẢI PHÁP
PHÁT TRIỂNTÀI CHÍNHVI MÔỞVIỆT NAM
NGUYỄN THỊ HỒNG NGÂN, HOÀNG HÀ -
Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội
Tài chính vi mô đóng vai trò quan trọng đối với công cuộc giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội, đặc
biệt là tại khu vực nông nghiệp, nông thôn. Thực tiễn hoạt động của hệ thống tài chính vi mô ở Việt Nam
trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong hiện thực hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước về
đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững, tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại cần tháo gỡ để nâng cao
hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô. Phân tích thực tiễn phát triển của các tổ chức tài chính
vi mô, bài viết đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của loại hình này tại Việt Nam.
Từ khóa: Tài chính vi mô, nền kinh tế, hộ nghèo, Quỹ Tín dụng nhân dân, Ngân hàng nhà nước
1...,47,48,49,50,51,52,53,54,55,56 58,59,60,61,62,63,64,65,66,67,...110
Powered by FlippingBook