5.1. So ky 2 thang 12 - page 50

52
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Như vậy, có thể thấy mức độ rủi ro mất vốn của
NHCSXH là trong tầm kiểm soát và đảm bảo hoạt
động an toàn, bền vững, từ đó giúp tiết kiệm được
nhiều chi phí như chi phí quản lý nợ và xử lý nợ rủi
ro… Đặc biệt, tỷ lệ này còn thể hiện người vay vốn
sử dụng vốn có hiệu quả, NHCSXH cho vay vốn
đúng đối tượng..
Đánh giá chung thực trạng quản lý tín dụng
chính sách tại NHCSXH cho thấy một số kết quả đạt
được gồm: Đã tập trung huy động được các nguồn
lực tài chính để tạo lập nguồn vốn tín dụng, đáp ứng
cơ bản nhu cầu vốn cho hộ nghèo và các đối tượng
chính sách khác; Tổ chức thực hiện các chương trình
tín dụng chính sách đạt hiệu quả về kinh tế - xã hội;
Chất lượng tín dụng chính sách không ngừng được
nâng cao; Đã thiết lập được mô hình tổ chức quản
trị đặc thù, phù hợp với điều kiện thực tiễn nước ta;
Xây dựng và tổ chức thực hiện thành công phương
thức quản lý vốn tín dụng chính sách đặc thù, sáng
tạo của Việt Nam; Xây dựng được bộ máy điều hành
tác nghiệp gọn nhẹ, hiệu quả và h́
ình thành cơ sở vật
chất tương đối đầy đủ, đảm bảo cho việc thực hiện
các chương trình tín dụng chính sách.
Một số hạn chế và nguyên nhân
Nhìn chung, nguồn vốn để thực hiện các chương
trình tín dụng chính sách chưa đáp ứng được nhu
cầu thực tế của người vay. Công tác điều tra, xác
nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính
sách ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng
mức. Công tác phối hợp giữa các hoạt động hỗ trợ
kỹ thuật, chuyển giao công nghệ của các tổ chức
Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp
và các tổ chức chính trị - xã hội với hoạt động tín
dụng chính sách của NHCSXH chưa thực sự tốt...
Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên là
nguồn lực của Nhà nước có hạn, trong khi phải thực
hiện đồng thời nhiều mục tiêu nhằm phát triển kinh
tế - xã hội. Một số chính quyền địa phương chưa xác
định được xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ ưu tiên
hiện nay. Bên cạnh đó, cơ chế chỉ đạo, điều hành tập
trung, thống nhất của các ngành, các cấp chưa hoàn
thiện; thiếu cơ chế gắn kết thống nhất và hiệu quả
để lồng ghép, phối hợp giữa các chương trình, dự
án kinh tế - xã hội trên một địa bàn…
Giải pháp quản lý tín dụng chính sách
Hoạch định chính sách tín dụng chính sách:
Để
đảm bảo cho NHCSXH có thể thực hiện hiệu quả
các chương trình tín dụng chính sách, cần có định
hướng chính sách và cơ chế về nguồn vốn, lãi suất,
xử lý rủi ro và quản lý tài chính.
Hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động tín
dụng chính sách:
Hoàn thiện hành lang pháp lý cho
hoạt động của NHCSXH trên cơ sở phối hợp với các
bộ, ngành chức năng xem xét, trình Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số nội dung quy định của pháp
luật về tín dụng đối với người nghèo và các đối
tượng chính sách khác, hoàn thiện cơ chế tạo lập
nguồn vốn, cơ chế quản lý tài chính… đảm bảo cho
ngân hàng hoạt động ổn định, bền vững.
Mở rộng tín dụng chính sách:
Cần xây dựng các
chương trình tín dụng chính sách phù hợp với các
nhóm người nghèo do các nguyên nhân khác nhau
dựa trên tiếp cận “nghèo đa chiều’’. Mở rộng các đối
tượng chính sách khác như các đối tượng gặp khó
khăn đột xuất về tài chính...
Hoàn thiện mô hình tổ chức và công tác cán bộ:
Cần
hoàn thiện bộ máy quản trị; Hoàn thiện mô hình tổ
chức quản lý cơ cấu lại Phòng giao dịch cấp huyện
và hoàn thiện mô hình tổ chức của hệ thống kiểm
tra nội bộ...
Hoàn thiện cơ chế hoạt động:
Hoàn thiện về cơ chế
tạo lập nguồn vốn, cơ chế sử dụng vốn, cơ chế tài
chính và một số cơ chế khác để NHCSXH hướng tới
phát triển bền vững.
Xử lý nợ xấu và phòng ngừa, hạn chế nợ xấu:
Tiếp
tục triển khai và thực hiện tốt công tác quản lý và
xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan theo
đúng quy định; Thực hiện đôn đốc các chi nhánh
trong việc quản lý nợ khoanh, đánh giá thu hồi nợ
khoanh khi hết thời gian khoanh nợ, để có biện
pháp xử lý phù hợp đối với từng trường hợp cụ thể
tránh tình trạng chây ỳ, tạo tâm lý ỷ lại.
Bên cạnh đó, cần tăng cường ứng dụng công
nghệ thông tin, áp dụng hệ thống công nghệ hiện
đại, có khả năng hỗ trợ các nghiệp vụ hiện có, mở ra
khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ mới trong
tương lai; Tiếp tục thực hiện bảo trì và hỗ trợ kỹ
thuật cho các đơn vị trong toàn hệ thống NHCSXH.
Đồng thời đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác
truyền thông đến các cấp, các ngành và người dân.
Mở rộng hợp tác quốc tế nhằm chủ động học hỏi,
chia sẻ kinh nghiệm với các nước trên thế giới;
Tranh thủ khai thác các nguồn vốn ODA và tài trợ
kỹ thuật của các tổ chức quốc tế để bổ sung nguồn
vốn thực hiện tín dụng chính sách xã hội.
Tài liệu tham khảo:
1. Ngân hàng Chính sách xã hội, Báo cáo thường niên hàng năm;
2. Ngân hàng Chính sách xã hội (2015), “Hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế
hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam hướng tới phát triển
bền vững”, Đề tài nghiên cứu cấp ngành Ngân hàng;
3. sbv.gov.vn, tapchitaichinh.vn.
1...,40,41,42,43,44,45,46,47,48,49 51,52,53,54,55,56,57,58,59,60,...110
Powered by FlippingBook