5.1. So ky 2 thang 12 - page 63

TÀI CHÍNH -
Tháng 12/2016
65
B
asel là “sản phẩm” của Ủy ban Basel về
Giám sát các ngân hàng với mục tiêu chuẩn
hóa các quy định về an toàn vốn trong hoạt
động ngân hàng. Basel được xây dựng trên nguyên
tắc cơ bản đảm bảo các ngân hàng duy trì đủ nguồn
vốn bù đắp cho các khoản lỗ có thể phát sinh từ
những rủi ro mà ngân hàng đang nắm giữ. Việc
triển khai Basel giúp chuẩn hóa, cải thiện và lành
mạnh hóa lĩnh vực ngân hàng thông qua việc áp
dụng các chuẩn mực toàn cầu.
Kết quả bước đầu triển khai tại Việt Nam
Tại một số ngân hàng thương mại (NHTM) Việt
Nam, việc áp dụng Hiệp ước Basel II trong quản trị
rủi ro tín dụng đã đạt được nhiều kết quả tích cực,
thể hiện ở khía cạnh sau:
- Nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR):
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu là một trong những
tiêu chí đánh giá của Basel II về khả năng quản trị
rủi ro tín dụng của ngân hàng. Trong những năm
qua, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của nhiều NHTM đã
cao hơn mức quy định của Ngân hàng Nhà nước
(NHNN), đáng chú ý là NHTM cổ phần Ngoại
thương Việt Nam (Vietcombank) đã vượt tiêu
chuẩn quy định của Basel II, trong giai đoạn 2011-
2015 tỷ lệ an toàn vốn của Vietcombank vượt xa
mức 8% quy định của Basel II và 9% quy định của
NHNN. Đây là kết quả đáng mừng trong công tác
quản trị rủi ro của Vietcombank. Tỷ lệ an toàn vốn
cao thể hiện năng lực tài chính của Vietcombank
tương đối mạnh và ổn định, phù hợp với tiêu
chuẩn quy định của Basel II.
- Một là, tăng cường chỉ tiêu đo lường khả năng
thanh khoản:
Nhiều NHTM Việt Nam đã tăng cường khả
năng kiểm soát tình trạng nợ quá hạn ở mức độ
cho phép. Đáng chú ý có những ngân hàng như
Vietcombank đã vượt kế hoạch đặt ra. Đây là một
trong những điểm mạnh trong công tác quản trị rủi
ro tín dụng của Vietcombank. Tình hình nợ xấu của
Vietcombank là ở mức thấp nhất so với các NHTM
khác. Việc tăng cường chỉ tiêu đo lường khả năng
thanh khoản, kiểm soát chặt chẽ tình hình nợ xấu
góp phần quan trọng để Vietcombank nói riêng và
nhiều NHTM Việt Nam nói chung định lượng được
rủi ro cho mọi giao dịch đã và đang phát sinh; góp
phần tích cực vào lượng hóa rủi ro, từ đó giúp cho
ngân hàng lượng hóa được vốn cần thiết cho mỗi
giao dịch.
Hai là, mức dự phòng rủi ro và tổn thất rủi ro:
Theo tiêu chuẩn của Basel II, công tác phân loại,
trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là
việc làm cần thiết đối với các ngân hàng nhằm chủ
động được các rủi ro có thể xảy ra. Hiện tại nhiều
NHTM Việt Nam đã thực hiện tốt công tác phân
loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi
ro. Đây là điều rất cần thiết cho các nhà quản trị
ngân hàng tại Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh những kết quả quan trọng bước đầu
đạt được, việc áp dụng Hiệp ước Basel II trong
quản trị rủi ro tín dụng tại một số NHTM Việt Nam
hiện đang nổi lên một số hạn chế sau:
Ba là, quy trình cấp tín dụng còn bất cập:
Thực tế cho thấy, tại một số ngân hàng, Phòng
khách hàng thực hiện đủ 3 chức năng và chịu trách
nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản
vay, do đó nhiều công việc tập trung hết một nơi,
thiếu sự chuyên sâu dẫn đến chất lượng công tác
chưa cao. Việc bộ phận tín dụng vừa là người đi
tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng, vừa phân tích khách
hàng để trình duyệt dẫn đến làm ảnh hưởng đến
tính khách quan và có thể tạo ra tiềm ẩn rủi ro cho
ngân hàng. Mặt khác, do hạn chế về tính minh bạch
của thông tin khách hàng và năng lực thẩm định
KIỂMSOÁT RỦI ROTÍNDỤNGTHEOBASEL II
TẠI CÁC NGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠI VIỆT NAM
ThS. LÊ THỊ HẠNH -
Đại học Kinh doanh và Công nghệ
Những năm gần đây, sau khi phải đối mặt với những rủi ro lớn gây tổn thất cho ngân hàng, đặc biệt là rủi
ro tín dụng xảy ra với tần suất khá cao, giá trị lớn, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã chú trọng nhiều
hơn đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh và dần tiếp cận tới các chuẩn mực quản trị rủi
ro theo Hiệp ước quốc tế Basel II vào hoạt động quản trị rủi ro của mình.
Từ khóa: Basel II, rủi ro tín dụng, kiểm soát, ngân hàng
1...,53,54,55,56,57,58,59,60,61,62 64,65,66,67,68,69,70,71,72,73,...110
Powered by FlippingBook