K2 T3 - page 45

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2017
43
hàng liên doanh – nước ngoài đứng thứ ba với
130,96 nghìn tỷ đồng (tăng 11,77%) và 104,10
nghìn tỷ đồng (tăng 10,81%).
- Về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR):
Các chỉ số
an toàn vẫn được đảm bảo. Cụ thể, tỷ lệ an toàn
vốn tối thiểu của toàn hệ thống tại thời điểm cuối
năm 2016 ở mức 12,84%, cao hơn nhiều mức quy
định của NHNN (9%); tỷ lệ này tại tất cả các khối
đều cao hơn quy định. Bên cạnh đó, tỷ lệ vốn ngắn
hạn cho vay trung dài hạn cũng chỉ ở mức 34,51%,
thấp hơn nhiều quy định của NHNN. Trong đó,
nhóm có tỷ lệ CAR đứng đầu thuộc về các ngân
hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài với 33,2%.
Hệ số này thấp nhất ở các NHTM nhà nước với tỷ
lệ 9,92%; các NHTM cổ phần là 11,8%.
Năm 2017, dự báo hoạt động kinh doanh của
các TCTD vẫn sẽ có nhiều triển vọng khả quan.
Khảo sát của Vụ Dự báo Thống kê (NHNN) cho
thấy, các TCTD tiếp tục lạc quan về khả năng thu
hút nguồn vốn huy động từ nền kinh tế trong năm
2017 trước những dự báo về môi trường kinh tế
vĩ mô ổn định, tăng trưởng tín dụng cao hơn năm
trước, đồng tiền ổn định và lạm phát nằm trong
ngưỡng an toàn, hỗ trợ thêm tính thanh khoản của
hệ thống ngân hàng. Cũng theo khảo sát, có tới
63% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh tiếp tục
cải thiện trong quý I/2017 và 85% TCTD kỳ vọng
tình hình kinh doanh cải thiện trong cả năm 2017
so với năm 2016, trong đó 20% TCTD kỳ vọng “cải
thiện nhiều” và 65% TCTD kỳ vọng “cải thiện ít”.
Dự kiến trong năm 2017, 89,5% TCTD kỳ vọng lợi
nhuận của đơn vị tăng trưởng dương so với năm
2016, mức tăng trưởng bình quân toàn hệ thống
kỳ vọng đạt 13,4%, cao hơn so với mức tăng bình
quân ước tính của năm 2016. Trong năm 2017, đa
số các TCTD kỳ vọng tính thanh khoản của hệ
thống ngân hàng tiếp tục diễn biến khả quan đối
với cả VND và ngoại tệ...
Thách thức phía trước
Bên cạnh những tín hiệu khả quan, năm 2017
cũng được dự báo sẽ có nhiều thử thách đối với
hoạt động của các TCTD, cụ thể:
Một là,
áp lực lạm phát đang tăng lên: Trên thế
giới, sự bất định trong chính sách kinh tế Mỹ, đối
sách chưa rõ ràng của các nước lớn trong chính
sách về tỷ giá, xu hướng bảo hộ thương mại… sẽ
là những yếu tố bất lợi đối với xuất khẩu và tăng
trưởng kinh tế của Việt Nam. Trong nước, khu
vực sản xuất nông-lâm-thủy sản gặp thách thức
trước tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch
bệnh; Lộ trình tăng giá thị trường đối với một số
hàng hóa, dịch vụ quan trọng của nhà nước (y tế,
giáo dục, điện, nước sinh hoạt…); Áp lực đặt ra
với mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7% là khá lớn...
Tất cả những yếu tố trên sẽ tạo sức ép lớn lên lạm
phát trong nước và huy động của TCTD.
Hai là,
vấn đề giảm lãi suất cho vay: Mặt bằng
lãi suất trong năm 2016 đã giảm nhưng trong năm
2017, Chính phủ vẫn tiếp tục yêu cầu hệ thống
ngân hàng phấn đấu để giảm thêm lãi suất cho
vay. Tuy nhiên, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng,
việc giảm lãi suất là nhiệm vụ hết sức khó khăn
đối với các TCTD. Với những diễn biến khó lường
trên thị trường tài chính tiền tệ toàn cầu hiện nay,
tới đây, có thể Việt Nam sẽ phải tăng lãi suất tiền
gửi để giúp giữ giá trị đồng Việt và giữ tiền trong
hệ thống ngân hàng, khi đồng USD tăng giá, từ đó
có thể khiến mặt bằng lãi suất tăng. Thực tế này
đòi hỏi các TCTD cần cân đối nguồn vốn, sử dụng
nguồn vốn hợp lý; sử dụng chi phí hợp lý để có
điều kiện giảm lãi suất cho vay.
Ba là,
lợi nhuận ngân hàng chưa bền vững. Thời
gian qua, thu nhập của ngân hàng chủ yếu phụ
thuộc vào tín dụng, chiếm khoảng 70-80% doanh
thu trở lên. Để giải quyết bài toán lợi nhuận cận
biên giảm, nhiều ngân hàng đã phải tìm cách
nâng cao doanh thu từ hoạt động phi tín dụng,
tránh việc phụ thuộc lợi nhuận ngân hàng quá
dựa vào tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên, không
phải ngân hàng nào cũng có thể đẩy mạnh và phát
triển được hoạt động phi tín dụng, nhất là những
ngân hàng nhỏ thiếu tiềm lực tài chính, công nghệ
lẫn kỹ năng quản trị, từ đó ảnh hưởng đến lợi
nhuận ngân hàng.
Bốn là,
bài toán nợ xấu và nợ mất vốn: Thống
kê của NHNN cho thấy, đến ngày 30/11/2016, tỷ lệ
nợ xấu toàn hệ thống ước tính là 2,46%. Trong đó,
Bảng 1: Hiệu quả hoạt động của các tổ chức tài chính -
tín dụng quý III/2015 và quý III/2016
Loại hình TCTD
ROA
ROE
2015 2016 2015 2016
NHTM Nhà nước
0,46 0,47 7,27 8,24
Ngân hàng chính sách xã hội
1,05 1,08 4,79 5,35
NHTM cổ phần
0,32 0,26 3,74 3,49
Ngân hàng liên doanh,
nước ngoài
0,45 0,60 2,77 3,79
Công ty tài chính, cho thuê
2,81 3,20 11,17 14,83
Ngân hàng hợp tác xã
1,03 1,21 5,87 7,90
Quỹ tín dụng nhân dân
0,94 0,93 13,74 13,86
Toàn hệ thống
0,44 0,45 4,95 5,66
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
1...,35,36,37,38,39,40,41,42,43,44 46,47,48,49,50,51,52,53,54,55,...122
Powered by FlippingBook