K2 T3 - page 43

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2017
41
cám dỗ về tiền bạc gây thiệt hại cho xã hội, gánh
nặng cho nhân dân.
Hai là,
tình hình kinh tế - xã hội ở các địa phương.
Tình hình kinh tế - xã hội của khu vực nông thôn
chính là môi trường để thực thi vai trò nhà nước đối
với vốn xây dựng đường GTNT. Ổn định chính trị -
xã hội là đòi hỏi đầu tiên, làm cở sở để phát huy vai
trò của Nhà nước đối với vốn xây dựng GTNT, đặc
biệt là khu vực nông thôn cấp cơ sở. Theo đó, mức
độ ổn định về chính trị - xã hội ảnh hưởng lớn đến
tình cảm, thái độ, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh
đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương.
Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn là cơ
sở để đảm bảo phát huy vai trò nhà nước trong huy
động vốn để xây dựng đường GTNT. Vốn xây dựng
đường GTNT được huy động từ nhiều nguồn. Để
có thể thu hút được các nguồn vốn cho xây dựng
đường GTNT, chính quyền địa phương các cấp cần
tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn
nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tăng
thu nhập cho các chủ thể kinh tế và nhân dân địa
phương. Thu nhập và chất lượng cuộc sống của
cư dân nông nghiệp vừa là vấn đề kinh tế, vừa là
vấn đề chính trị - xã hội quan trọng. Việc bảo đảm
thu nhập cho người dân là bảo đảm lợi ích kinh tế,
thúc đẩy người dân tích cực tham gia sản xuất kinh
doanh dịch vụ nhằm tăng thu nhập, giải quyết mối
quan hệ giữa tích lũy, tiêu dùng và tiết kiệm.
Mặt khác, kinh tế nông nghiệp nông thôn phát
triển, người dân sẽ có nhu cầu giao lưu văn hoá,
nghỉ ngơi, đi lại và lưu thông hàng hoá nhiều hơn
với các vùng khác. Do đó, họ sẽ tự nguyện đóng góp
đầu tư vào xây dựng, mở rộng đường, nhờ đó mạng
lưới đường GTNT phát triển nhanh hơn.
Ba là,
hợp tác quốc tế của các địa phương về giao
thông vận tải tác động đến vai trò nhà nước đối với
vốn xây dựng đường GTNT.
Quá trình toàn cầu hóa và xu hướng hội nhập
kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, cùng với đó
là sự hình thành phát triển kinh tế tri thức và cuộc
cách mạng khoa học công nghệ đã và đang tác động
mạnh mẽ tới vai trò kinh tế của Nhà nước cũng như
đối với việc xây dựng đường GTNT nói riêng. Trong
bối cảnh đó, cấu trúc kinh tế thế giới thay đổi xét về
lĩnh vực tài chính làm chi phí đi vay giảm xuống,
nhưng tác động của xu hướng này bị cản lại bởi nhu
cầu giảm nợ và làn sóng thắt chặt nguyên tắc cho
vay ở các ngân hàn... Điều đó đặt ra nhu cầu xây
dựng kết cấu hạ tầng của nền kinh tế, trước hết là
kết cấu hạ tầng giao thông phải đi trước một bước
để tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành kinh tế, các
vùng phát triển.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng hệ thống
kết cấu hạ tầng kinh tế, nhất là hệ thống giao thông,
chúng ta phải đối mặt với nguồn vốn đầu tư thiếu
trầm trọng. Vốn ngân sách dành cho bảo trì cầu,
đường bộ hạn hẹp, khi nhiều cầu, đường bộ xuống
cấp nghiêm trọng… Chính phủ đã quyết định dừng,
đình hoãn, giãn tiến độ nhiều công trình giao thông,
do phải tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh
tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Trong khi đó, nước
ta đã ra khỏi danh sách các nước có thu nhập thấp,
nên nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông bị giảm sút
nghiêm trọng.
Bài toán vốn bước đầu được giải quyết là nhờ
vào trên tinh thần chủ động và tích cực hội nhập
quốc tế về giao thông vận tải. Quan hệ hợp tác
giao thông vận tải giữa Việt Nam với các nước
láng giềng, khu vực và các nước có quan hệ đối
tác chiến lược ngày càng được củng cố, đi vào
chiều sâu và thực chất hơn. Đặc biệt, việc hình
thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối
năm 2015 đã tạo ra cơ hội phát triển lớn cho giao
thông vận tải nước ta.
Từ việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
vai trò của Nhà nước đối với vốn xây dựng đường
GTNT, có thể thấy, vai trò của Nhà nước đối với
vốn xây dựng đường GTNT sẽ được phát huy với
các giải pháp hướng tới gồm: Nâng cao năng lực
của đội ngũ làm công tác huy động vốn xây dựng
đường GTNT của các cấp chính quyền; Phát triển
kinh tế nông nghiệp, nông thôn là cơ sở để đảm bảo
phát huy vai trò nhà nước trong huy động vốn để
xây dựng đường GTNT; tăng cường hợp tác quốc tế
của các địa phương về giao thông vận tải…
Tài liệu tham khảo:
1. Nghị quyết số 26-NQ/TWngày 5/8/2008 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn;
2. Trần Minh Yến, (2013) Xây dựng nông thôn mới, khảo sát và đánh giá Báo
cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết TW 6 khoá X về nông nghiệp, nông
dân, nông thôn;
3. Chu Tiến Quang, (2005) Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát triển
kinh tế nông thôn: Thực trạng và giải pháp.
Quá trình toàn cầu hóa và xu hướng hội nhập
kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, cùng
với đó là sự hình thành phát triển kinh tế tri
thức và cuộc cách mạng khoa học công nghệ
đã và đang tác động mạnh mẽ tới vai trò kinh
tế của nhà nước cũng như đối với việc xây dựng
đường giao thông nông thôn nói riêng.
1...,33,34,35,36,37,38,39,40,41,42 44,45,46,47,48,49,50,51,52,53,...122
Powered by FlippingBook