K2 T3 - page 46

44
TÍN DỤNG - NGÂN HÀNG
tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo tài chính đến cuối năm
2016 của một số ngân hàng như: Vietinbank, ACB,
Eximbank, Vietcombank, MB, OCB và ABBank lần
lượt là 1,01%; 0,87%; 2,94%; 1,48%; 1,31%; 1,51%
và dưới 3%. Nhìn chung, không còn ngân hàng có
tỷ lệ nợ xấu vượt mức cho phép 3%, ngay cả với
những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao, chẳng hạn
như Eximbank hay Saigonbank. Tuy nhiên, hiện
các ngân hàng còn khoảng 200.000 tỷ đồng nợ xấu
tại Công ty Quản lý tài sản của các TCTD (VAMC)
chưa giải quyết. Trong khi đó, thống kê cho thấy
nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn, đòi hỏi phải
trích lập dự phòng 100%) đang có chiều hướng
tăng. Điều này tiếp tục ảnh hưởng đến chất lượng
tăng trưởng, hiệu quả kinh doanh của các TCTD.
Năm là,
chỉ số an toàn vốn tối thiểu của các
NHTM vẫn còn thấp. Mặc dù tỷ lệ an toàn vốn tối
thiểu của toàn hệ thống tại thời điểm cuối năm 2016
ở mức 12,84%, song vẫn bị đánh giá là thấp. Đó
là chưa kể cách tính chỉ số này hiện nay vẫn theo
quy định của NHNN, mà chưa theo tiêu chuẩn của
Basel II. Các chuyên gia đều cho rằng, nếu chiếu
theo khung chuẩn mới sẽ được áp dụng trong thời
gian tới, chắc chắn chỉ số an toàn vốn tối thiếu của
các NHTM Việt Nam sẽ còn thấp hơn rất nhiều.
Theo các chuyên gia ngân hàng, để đạt được
tỷ lệ an toàn vốn, không cách gì khác là các ngân
hàng phải tăng vốn. Tuy nhiên, thị trường vốn
Việt Nam hiện nay không quá hào hứng với cổ
phiếu của ngân hàng. Với hệ số an toàn vốn thấp
như hiện nay, các NHTM Việt Nam khó có khả
năng mở rộng tăng trưởng tín dụng, tài trợ vốn
đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế chứ
chưa nói đến hội nhập, cạnh tranh với thế giới.
Sáu là,
niềm tin của người dân vào hệ thống
ngân hàng. Trong thời gian qua, hàng loạt vụ án
liên quan đến hoạt động ngân hàng đã bị đưa ra
xét xử. Ngoài ra, hoạt động của các TCTD cũng
đối mặt với nhiều vấn đề khác khiến dư luận băn
khoăn như: Giao dịch trực tuyến mất tiền oan;
Làm giả thẻ tín dụng; Phí ATM cao... Có thể nói,
những vấn đề trên đã phần nào làm ảnh hưởng
đến niềm tin của người gửi tiền vào hệ thống
ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của
các NHTM, đặc biệt là các ngân hàng quy mô nhỏ,
năng lực tài chính yếu kém.
Đề xuất một số giải pháp
Để vượt qua những khó khăn, thách thức phía
trước, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh, đảm bảo phát triển bền vững của các
TCTD, cần chú trọng một số vấn đề sau:
Về phía Ngân hàng Nhà nước
Một là,
bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền
tệ để chủ động điều hành đồng bộ, linh hoạt các
công cụ chính sách tiền tệ nhằm hài hòa giữa mục
tiêu lạm phát và tăng trưởng, ổn định thị trường
tiền tệ, tỷ giá và thị trường ngoại hối, chủ yếu tập
trung vào đồng bộ các công cụ của chính sách tiền
tệ. Phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa cũng
như với các chính sách kinh tế vĩ mô khác để thực
hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh
tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng hợp lý. Điều hành
linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở phù hợp với
diễn biến thị trường, tình hình vốn khả dụng của
TCTD và mục tiêu chính sách tiền tệ, hỗ trợ ổn
định thị trường tiền tệ và ngoại tệ. Thực hiện cho
vay tái cấp vốn với khối lượng, lãi suất và thời
hạn hợp lý đối với TCTD để hỗ trợ thanh khoản,
cho vay theo các chương trình đã được Chính phủ
phê duyệt, hỗ trợ nguồn vốn giải quyết nợ xấu, tái
cơ cấu các TCTD. Tiếp tục điều hành tỷ giá theo
hướng linh hoạt trên cơ sở tham chiếu diễn biến
trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến
tỷ giá trên thị trường quốc tế, các cân đối kinh
tế vĩ mô, tiền tệ và phù hợp với mục tiêu chính
sách tiền tệ. Bám sát diễn biến thị trường trong
và ngoài nước; dự báo các xu hướng chính của thị
trường tài chính trong nước và trên thế giới để
kịp thời đưa ra các chính sách ứng phó kịp thời... 
Hai là,
đẩy nhanh tái cơ cấu các TCTD. Chương
trình hành động tại Nghị quyết 27/NQ-CP ngày
21/2/2017 của Chính phủ đặt ra yêu cầu đẩy
Bảng 2: Áp lực tăng vốn CAR theo Basel II
2015 Quý II/2016 Basel II
Chỉ tiêu CAR Nhu cầu vốn Chỉ tiêu CAR Nhu cầu vốn
Vietcombank
10,45% 10,91% 7,6% 8%
2.600
9%
9.101
BIDV
9% 8,76% 6,5% 8%
13.224
9% 22.040
Vietinbank
10,30% 9,74% 7%
8%
9.569
9% 19.138
Tổng nhu cầu vốn của 3
ngân hàng (tỷ đồng)
25.393
50.279
Nguồn: VCBS ước tính
1...,36,37,38,39,40,41,42,43,44,45 47,48,49,50,51,52,53,54,55,56,...122
Powered by FlippingBook