K2 T3 - page 47

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2017
45
nhanh cơ cấu lại thị trường tài chính, trọng tâm là
các TCTD. Theo đó, tiếp tục lành mạnh hóa tình
hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các
TCTD theo quy định của pháp luật và phù hợp với
thông lệ quốc tế. Từng bước xử lý và xóa bỏ tình
trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo trong các TCTD có
liên quan, đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của
các ngân hàng thương mại. Chính phủ yêu cầu
đến năm 2020, các NHTM cơ bản có mức vốn tự
có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó ít nhất
12 - 15 NHTM áp dụng thành công Basel II.
Bên cạnh đó, NHNN cũng khẩn trương tổ chức
thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD gắn
với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 sau khi
được phê duyệt. Hoàn thành cơ bản việc cơ cấu
lại các TCTD, đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu
bằng các hình thức phù hợp với cơ chế thị trường
trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi
của người gửi tiền và ổn định, an toàn hệ thống;
Tăng cường thanh tra, giám sát quản trị rủi ro các
TCTD... Đẩy mạnh cơ cấu lại toàn diện về tài chính,
hoạt động, quản trị của TCTD (nhất là TCTD yếu
kém) theo các hình thức, biện pháp và lộ trình phù
hợp với đặc điểm cụ thể của từng TCTD và phù
hợp với cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận
trọng, bảo đảm quyền lợi người gửi tiền và giữ
vững sự ổn định, an toàn hệ thống.
Ba là,
quyết liệt xử lý nợ xấu. Theo đó, NHNN
cần bám sát chỉ đạo về xử lý nợ xấu trong giai
đoạn tới tại Nghị quyết 27/NQ-CP ngày 21/2/2017
ban hành chương trình hành động của Chính phủ
thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW ngày 1/11/2016
của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XII và Nghị quyết 24/2016/QH14
ngày 8/11/2016 của Quốc hội. Theo đó, Chính phủ
đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, đưa tỷ lệ nợ
xấu nội bảng của hệ thống các TCTD, nợ xấu đã
bán cho VAMC và nợ xấu đã thực hiện các biện
pháp phân loại nợ xuống dưới 3%.
Về phía các tổ chức tín dụng
Một là,
thúc đẩy tăng trưởng tín dụng an toàn
và hiệu quả; Tập trung vào các lĩnh vực sản xuất,
lĩnh vực ưu tiên gồm nông nghiệp, nông thôn, xuất
khẩu, công nghiệp hỗ trợ, DN nhỏ và vừa, DN ứng
dụng công nghệ cao... Bên cạnh đó, đẩy mạnh hoạt
động dịch vụ ngân hàng bán lẻ để lợi nhuận không
chỉ phụ thuộc vào tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra,
các TCTD cần tiếp tục thực hiện đơn giản hóa quy
trình thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi DN tiếp cận
tín dụng, đặc biệt đối với các lĩnh vực ưu tiên như
nông nghiệp công nghệ cao...
Hai là,
quyết liệt xử lý nợ xấu. Nợ xấu vẫn sẽ
là một trong những ”điểm nghẽn” ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của các TCTD.
Giải bài toán nợ xấu không chỉ từ những giải pháp
từ Chính phủ mà các TCTD phải là những nhân tố
tiên phong. Chẳng hạn, năm 2016, Vietcombank
là ngân hàng đầu tiên xử lý toàn bộ nợ xấu tại
VAMC trước thời hạn 3 năm, là ngân hàng duy
nhất đưa nợ xấu về cùng một sổ và là ngân hàng
có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất trong các TCTD tại Việt
Nam. Thời gian tới, các TCTD xây dựng kế hoạch,
có lộ trình chi tiết cho từng giai đoạn về xử lý nợ
xấu, góp phần tạo môi trường lành mạnh và an
toàn cho hoạt động ngân hàng.
Ba là,
coi trọng công tác quản trị rủi ro, áp
dụng thống nhất các chuẩn mực và nguyên tắc
chung về quản trị rủi ro theo hướng tiệm cận với
các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất. Theo
đó, định lượng và tổng hợp các rủi ro trong tất
cả các hoạt động của ngân hàng; Chú trọng sử
dụng các mô hình rủi ro trong quá trình đưa ra
các quyết định kinh doanh; Thường xuyên đánh
giá sự phù hợp của các mô hình rủi ro nhằm đảm
bảo tính hiệu quả của việc định lượng các rủi ro
trong hoạt động…
Bên cạnh đó, thực hiện các cuộc kiểm tra tại
chỗ thường xuyên và toàn diện, tập trung vào
đánh giá rủi ro và môi trường quản lý rủi ro trong
ngân hàng. Tăng cường hệ thống kiểm tra, kiểm
soát nội bộ trong quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro
tín dụng. Nâng cao hiệu quả của hoạt động quản
trị và giám sát, bao gồm việc quản lý các xung đột
lợi ích…
Bốn là,
từng bước hoàn thiện theo chuẩn mực
Basel II. Từ tháng 2/2016, 10 NHTM bao gồm:
BIDV, VietinBank, Vietcombank, Techcombank,
ACB, VPBank, MB, Maritime Bank, Sacombank và
VIB đã được NHNN chọn lựa là những TCTD đầu
tiên thực hiện thí điểm triển khai Basel II. Tính
đến nay, hoạt động triển khai các tiêu chuẩn Basel
II đã bắt đầu trở nên sôi động. Khối NHTM cổ
phần, tiêu biểu như: Sacombank, ACB, VIB… đã
TheoNgân hàngNhà nước, đến cuối năm2016,
tổng tài sản của toàn hệ thống ngân hàng đạt
hơn 8,5 triệu tỷ đồng, tăng gần 16,18% so
với cuối năm 2015. Trong đó, khối ngân hàng
thương mại nhà nước và ngân hàng thương
mại cổ phần dẫn đầu hệ thống về tổng tài sản,
với việc đều tăng 16,89% lên tương ứng là 3,86
triệu tỷ đồng và 3,42 triệu tỷ đồng.
1...,37,38,39,40,41,42,43,44,45,46 48,49,50,51,52,53,54,55,56,57,...122
Powered by FlippingBook