K2 T3 - page 73

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2017
71
phát sinh trong quá trình điều hành sản xuất kinh
doanh của DN. Điều này cho phép DN có đủ vật tư
sản xuất nhưng vẫn không để lượng tồn kho quá
lớn gây đọng vốn.
- ERP hỗ trợ lên kế hoạch trước các nội dung
công việc, nghiệp vụ cần trong sản xuất kinh doanh,
giúp giảm thiểu sai sót trong xử lý nghiệp vụ.
- ERP tạo ra liên kết văn phòng công ty - đơn vị
thành viên, phòng ban và trong nội bộ các phòng
ban, hình thành quy trình, trình tự xử lý nghiệp vụ
để các thành viên trong DN tuân theo.
Lợi ích từ việc áp dụng ERP
ERP được đánh giá là đem lại lợi ích đối với
3 đối tượng: DN, nhà quản lý và nhà phân tích -
nhân viên. Xem xét từ góc độ mô hình quản lý DN,
có thể thấy rõ những lợi ích sau:
- Đối với bản thân DN:
+ ERP đem lại sự chuẩn hóa quy trình quản lý
DN, áp dụng công cụ CNTT trong quản lý, giúp
các DN chuẩn hóa các quy trình nghiệp vụ, đưa các
quy trình đó vào sản xuất kinh doanh.
+ Tăng khả năng cạnh tranh của DN, bởi việc
cung cấp và sử dụng thông tin kịp thời, chính xác
là một trong các yếu tố quan trọng trong nền kinh
tế đầy cạnh tranh hiện nay.
+ Tạo khả năng hòa nhập với nền kinh tế thế
giới, đặc biệt trong giai đoạn toàn cầu hóa kinh tế
hiện nay.
+ Cung cấp các thông tin tài chính rõ ràng, tạo
niềm tin cho các đối tác trong việc hợp tác kinh
doanh, các nhà đầu tư chứng khoán của DN.
- Đối với nhà quản lý:
+ Tăng cường khả năng quản lý, giám sát, điều
hành DN, sử dụng các công cụ hiện đại, mở rộng
khả năng truy cập thông tin giúp cho các nhà quản
lý thực hiện công việc một cách nhanh chóng,
thuận tiện và dễ dàng.
+ Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, giảm
giá thành.
+ Sử dụng tối ưu nguồn lực bao gồm nhân lực,
vật lực, tài lực trong sản xuất kinh doanh.
- Đối với các nhà phân tích - nhân viên:
Phân tích, đánh giá thông tin chính xác, kịp thời
thông qua hệ thống các giải pháp lưu trữ thông tin,
hỗ trợ thông tin, ra quyết định...
Thực tiễn áp dụng ERP tại Petrolimex
Từ năm 1999, hệ thống ERP đã xuất hiện ở Việt
Nam. Đến nay hệ thống này đã được nhiều DN
triển khai và áp dụng trong mô hình quản lý DN.
Theo đánh giá chung của các chuyên gia về ERP
tại Việt Nam, khối các tổng công ty, tập đoàn kinh
tế nhà nước, đặc biệt là các tổng công ty hoạt động
trong các lĩnh vực, ngành nghề chi phối toàn bộ
nền kinh tế của đất nước (như xăng dầu, khoáng
sản, giao thông vận tải, đất đai) thì “bài toán ERP”
quản lý đặt ra khá bức thiết.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là
một trong những DNNN đã triển khai ERP ngay
sau khi cổ phần hóa từ năm 2012. Trước khi áp
dụng ERP, Petrolimex đã ứng dụng CNTT vào
quản lý điều hành ngay từ những năm đầu thập
kỷ 1990. Tuy nhiên, với sự biến động phức tạp
của thị trường xăng dầu thế giới và yêu cầu quản
lý nhà nước đối với thị trường xăng dầu nội địa
trong những năm gần đây, việc quản trị hoạt động
kinh doanh xăng dầu của Tập đoàn đòi hỏi thông
tin minh bạch, kịp thời và chuẩn xác; trong khi hệ
thống quản lý phân tán, dữ liệu rời rạc không thể
tiếp tục nâng cấp phát triển để đáp ứng nhu cầu
mới, việc triển khai ERP là yêu cầu cấp bách, xuất
phát từ nội tại Petrolimex.
Hệ thống ERP đã chính thức vận hành tại
Petrolimex trên quy mô toàn quốc từ ngày 1/1/2013,
gồm các phân hệ: Quản lý mua hàng, bán hàng,
quản lý kho bể, kế toán tài chính, kế toán quản
trị...) đã được triển khai trong lĩnh vực kinh doanh
xăng dầu từ Công ty mẹ (Tập đoàn Xăng dầu Việt
Nam) đến 42 công ty, 21 chi nhánh, 11 xí nghiệp, 44
kho và tổng kho xăng dầu, 118 địa điểm và tích hợp
với hệ thống quản lý tại hơn 2.200 cửa hàng xăng
dầu trên toàn quốc.
Quá trình chuyển đổi sang áp dụng ERP được
chuẩn bị kỹ lưỡng, phối hợp chặt chẽ, bảo đảm các
Sơ đồ Mô hình Hệ thống ERP
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1...,63,64,65,66,67,68,69,70,71,72 74,75,76,77,78,79,80,81,82,83,...122
Powered by FlippingBook