K2 T3 - page 70

68
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
phí. Phương pháp này được áp dụng phổ biến,
vì các DN làng nghề không có nhiều khả năng và
điều kiện tiếp cận với thị trường mục tiêu để cập
nhập giá cả kịp thời với các sản phẩm cùng loại
của đối thủ cạnh tranh.
Thực tế cũng cho thấy, việc định giá của DN
kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt
Nam hiện chưa tạo nên sự khác biệt đối với các thị
trường mục tiêu. Việc định giá chủ yếu dựa vào chi
phí, dựa vào sản phẩm cùng loại, dựa vào độ hấp
dẫn của sản phẩm, định giá cao cho sản phẩm mới,
giá giảm dần theo thời gian và mức độ ưa thích của
khách hàng. Tuy nhiên, việc định giá dựa vào chi
phí thực tế đã vấp phải không ít khó khăn (Bảng 1).
Yêu cầu phương thức quản lý chi phí hiệu quả
Việc định giá các sản phẩm thủ công xuất khẩu
cũng như xây dựng, phát triển được thương hiệu
lâu dài của sản phẩm luôn là bài toán đối với các
DN làng nghề Việt Nam hiện nay. Cơ cấu chi phí
sản xuất hàng thủ công, có một số khoản chi phí
làm đội giá thành, ảnh hưởng tới khả năng cạnh
tranh của sản phẩm trên thị trường, bao gồm: Tiền
hoa hồng cho đại lý thương mại, chi phí năng
lượng, nhiên liệu cao, chi phí cho lao động có tay
nghề quá cao, lãi suất ngân hàng cao...
Thực tế trên đặt ra yêu cầu cần phải có phương
thức quản lý chi phí hiệu quả nhằm hạ giá thành
sản phẩm. Cụ thể các DN có thể chia nhỏ thành các
loại chi phí như: Chi phí sản xuất trực tiếp, chi phí
sản xuất gián tiếp và chỉ ra những hạng mục chi
phí nào nhà sản xuất có thể cắt giảm, hoặc tiết kiệm
thông qua những biện pháp cải tiến mang tính sáng
tạo, qua đó làm tăng khả năng cạnh tranh cho sản
Doanh nghiệp lúng túng trong việc định giá
Khảo sát cho thấy, phương pháp xác định giá mà
các doanh nghiệp (DN) sản xuất, kinh doanh sản
phẩm thủ công xuất khẩu ở Việt Nam hiện đang
áp dụng phổ biến là dựa vào chi phí đầy đủ. Trong
cách tiếp cận này, giá được xác định tuỳ thuộc vào
chi phí sản xuất sản phẩm và được xem xét trong
tương lai theo các mức sản lượng mong muốn.
Theo đó, giá bán có sự chênh lệch khá lớn giữa
các thị trường, bởi chi phí vận chuyển và chi phí
thâm nhập thị trường khác nhau. Đối với thị trường
xuất khẩu, cơ cấu chi phí hay giá thành xuất khẩu
đầy đủ bao gồm: Chi phí sản xuất hàng xuất khẩu,
chi phí ngoài sản xuất (dịch vụ xuất khẩu, chi phí
quản lý chung); Chi phí liên quan đến xuất khẩu
(phân phối, thương mại, tài chính); Chi phí sản
xuất sản phẩm chỉ tạo nên giá sàn hay giá tối thiểu.
Hiện nay, phương pháp định giá đối với các
mặt hàng thủ công xuất khẩu của các DN làng
nghề chủ yếu dựa trên chi phí sản xuất, lưu thông
phân phối và cộng thêm lợi nhuận vào tổng chi
Bài toánĐịnhgiá
xuất khẩuhàngthủ côngmỹ nghệ
ThS. Tăng Thị Hằng
– Viện Đại học Mở Hà Nội
Giá cả là một công cụ cạnh tranh, yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của doanh nghiệp nói chung
và doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng. Tuy nhiên, việc định giá xuất
khẩu như thế nào để phát huy được hết vai trò của công cụ này để mang lại hiệu quả kinh doanh cao trong
bối cảnh hiện nay luôn là vấn đề trăn trở của các doanh nghiệp. Bài viết phân tích những khó khăn, vướng
mắc của các doanh nghiệp làng nghề Việt Nam trong việc định giá xuất khẩumặt hàng thủ công mỹ nghệ
hiện nay, gợi mở các vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm.
Từ khóa: Thủ công mỹ nghệ, doanh nghiệp, xuất khẩu, định giá
Price is a competition tool and an important
determinant for the success of an enterprise
in general and of handicraft enterprises in
particular. However, export price has always
been a problem for handicraft businesses in
Vietnam. The research analyzes difficulties of
the handicraft enterprises in export pricing.
Keywords: handicraft, enterprise, export, pricing
1...,60,61,62,63,64,65,66,67,68,69 71,72,73,74,75,76,77,78,79,80,...122
Powered by FlippingBook