K2 T3 - page 74

72
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
hoạt động cung ứng xăng dầu ra thị trường không
bị gián đoạn. Khi áp dụng ERP, lãnh đạo DN có
thể khai thác thông tin, dữ liệu ở mọi lúc, mọi nơi
để điều hành và kiểm soát hoạt động của DN; chủ
động phát hiện các lỗi để khắc phục kịp thời; rút
ngắn được thời gian lập báo cáo tài chính do các số
liệu (như doanh thu, tồn kho, giá vốn...) được cập
nhật gần như tức thời và thống nhất trên hệ thống
toàn quốc.
Việc triển khai ERP đã giúp Petrolimex đạt được
một số thành công ban đầu như sau:
Một là,
đáp ứng nhu cầu chủ động khai thác,
phân tích thông tin từ hệ thống dữ liệu tập trung
tại Công ty mẹ; bảo đảm các yêu cầu: Đầy đủ, chính
xác, nhanh chóng, kịp thời để ra quyết định. Điều
đó đã khắc phục được tình trạng Công ty mẹ mất
nhiều thời gian và công sức để tổng hợp báo cáo từ
các đơn vị thành viên, dẫn đến thông tin tổng hợp
bị chậm nhịp với thực tế.
Hai là,
kiểm soát theo sát thời gian thực các dữ
liệu hàng hóa, kế toán, tài chính; từ đó, rút ngắn
được thời gian lập báo cáo quyết toán tài chính,
đáp ứng các chuẩn mực, chế độ kế toán và thời
gian công bố thông tin theo Luật DN đối với một
công ty đại chúng.
Ba là,
chủ động kiểm soát, phát hiện các lỗi để
hỗ trợ khắc phục kịp thời, bảo đảm tính tuân thủ
quy trình của các cá nhân tham gia hệ thống; khi
cần có thể truy cập tới từng chứng từ gốc để xem
xét thông tin chi tiết theo mục tiêu tìm kiếm.
Bốn là,
bảo đảm tính tin cậy cao đối với các số
liệu như doanh thu, tồn kho, giá vốn… để điều
hành DN, báo cáo các cơ quan quản lý nhà nước,
thực hiện các mục tiêu lớn và các cân đối vĩ mô.
Vấn đề đặt ra với các doanh nghiệp
Việt Nam trong đổi mới mô hình tổ chức quản lý
Việc đổi mới mô hình tổ chức quản lý DN theo
hướng hiện đại, áp dụng các chuẩn mực quản
trị quốc tế là xu hướng khách quan hiện nay đối
với các DN Việt Nam. Việc triển khai ERP thành
công tại Petrolimex cũng cho thấy, yếu tố đảm bảo
thành công đầu tiên đến từ sự thay đổi tư duy của
người lãnh đạo, chuyển từ việc thực hiện nhiệm
vụ chính trị thuần túy sang tư duy, nếp nghĩ hiệu
quả/đồng vốn. Tuy nhiên, cần khắc phục những
điểm yếu từ nội tại các DN Việt Nam và nhìn
nhận, đánh giá đúng đắn những khó khăn khi áp
dụng ERP.
Thứ nhất,
tình trạng độc lập, thậm chí là “ốc
đảo” trong chức năng của các phòng ban tại không
ít DN khi còn lựa chọn cách tổ chức theo nhiều
phòng ban khác nhau. Các DN Việt Nam hiện nay
vẫn quản lý thủ công theo các quy trình cục bộ,
chưa có thói quen với các tiêu chuẩn quản lý đồng
nhất của thế giới. Bên cạnh đó, vấn đề chi phí cũng
chi phối việc áp dụng về ERP.
Thứ hai,
nguồn nhân lực là khó khăn lớn nhất
và bao trùm đối với DN áp dụng ERP. Đội ngũ
nhân lực, đặc biệt là những người lớn tuổi khó
hòa nhập được với môi trường mới, quy trình
mới. Bên cạnh đó, quá trình triển khai, chạy thử,
kiểm tra... ERP đòi hỏi công việc của nhân viên
tăng lên rất nhiều. Nếu chính sách đãi ngộ không
phù hợp thì sẽ dẫn đến hiện tượng chống lại dự
án ngay từ ban đầu.
Thứ ba,
các khó khăn về công nghệ (hệ thống
mạng, máy vi tính, trang thiết bị để triển khai).
Thứ tư,
vấn đề về chi phí. Việc đầu tư hệ thống
ERP rất khác so với phần mềm hoạt động đơn lẻ
và thông thường khá lớn. Chi phí này thường dưới
dạng chi phí tiền lương nhân viên và chi phí dự
án của sản phẩm. Đối với các DN có quy mô trung
bình thì việc vận dụng ERP là tương đối khó thực
hiện vì tạo sức ép chi phí cho DN trong giai đoạn
đầu.
Như vậy, có thể khẳng định, ứng dụng ERP là
xu thế tất yếu, là công cụ quan trọng để DN đổi
mới mô hình quản lý, nâng cao năng lực cạnh
tranh, đồng thời tiếp cận tốt với các tiêu chuẩn
quốc tế. Việc ứng dụng ERP cần hội tụ nhiều điều
kiện để thành công như: nhận thức và quyết tâm
cao của ban lãnh đạo DN, xác định đúng đắn mục
tiêu, phạm vi và các bước triển khai, lựa chọn giải
pháp phù hợp.
Tài liệu tham khảo:
1. Ngô Phúc Hạnh (2013), Hệ thống hoạch định nguồn lực DN tại các DN Việt
Nam, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 6;
2.
3. AvrahamShtub, Enterprise Resource Planning (ERP): The Dynamics of
Operations Managementhttp://www.ebc.nthu.edu.tw/km/MI/ERP/
data/Chap-1.pdf;
4.
Từ năm 1999, hệ thống hoạch định và quản
trị các nguồn lực của doanh nghiệp (ERP) đã
xuất hiện ở Việt Nam. Đến nay hệ thống này
đã được nhiều doanh nghiệp triển khai và áp
dụng trong mô hình quản lý doanh nghiệp.
Theo đánh giá chung của các chuyên gia về
ERP, khối các tổng công ty, tập đoàn kinh tế
nhà nước, “bài toán ERP” đặt ra khá bức thiết.
1...,64,65,66,67,68,69,70,71,72,73 75,76,77,78,79,80,81,82,83,84,...122
Powered by FlippingBook