K2 T3 - page 67

TÀI CHÍNH -
Tháng 3/2017
65
nới lỏng điều kiện tự do đầu tư và di chuyển lao
động giữa các nước nội khối sẽ giúp gia tăng nhu
cầu đi lại, tìm kiếm cơ hội đầu tư, tìm kiếm việc làm
kết hợp với du lịch. Theo đó, dòng du khách quốc tế
sẽ gia tăng cả về cường độ lẫn quy mô.
Cơ hội không chỉ dành cho các doanh nghiệp
(DN), các du khách quốc tế cũng được hưởng lợi
rất nhiều từ các cam kết FTA, bởi thủ tục làm xuất
nhập cảnh thuận lợi hơn, dịch chuyển nhanh và rẻ
hơn. Tuy nhiên, DN lữ hành nội địa cũng sẽ phải đối
diện với không ít thách thức, bởi khi thực hiện cam
kết FTA DN nước ngoài sẽ đưa khách vào thị trường
trong nước, buộc DN nội phải chia sẻ thị phần.
Chiến lược marketing
phù hợp cho các doanh nghiệp lữ hành
Trước bối cảnh hội nhập toàn cầu mạnh mẽ như
hiện nay, các công ty du lịch Việt Nam cần sớm xây
dựng được cho mình chiến lược marketing du lịch
với quan điểm phát triển đột phá, đáp ứng được
những yêu cầu mới của thời đại về tính chuyên
nghiệp, tính hiện đại, hội nhập, hiệu quả và bền
vững tương xứng với tiềm năng, đủ sức cạnh tranh
trong khu vực và quốc tế. Cụ thể:
- Về sản phẩm du lịch:
Các DN du lịch nói chung
cần có bước chuẩn bị để phát triển sản phẩm phù
hợp, đặc biệt loại hình du lịch Mice, hướng tới dòng
khách kết hợp kinh doanh, hội họp khi lưu chuyển
thương mại, đầu tư, dịch vụ trong nội khối được
tạo ra. Việc tiên phong tạo ra những sản phẩm du
lịch mới: du lịch bền vững; du lịch sinh thái, du lịch
“xanh”, du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, du lịch
ẩm thực, du lịch có trách nhiệm… đối với các DN
lữ hành cũng là vấn đề cấp thiết. Cùng với đó, các
DN cần nâng cao chất lượng phục vụ hơn nữa để
đẩy mạnh thương hiệu, đặc biệt là hướng ra quốc
tế; Tập trung vào chất lượng và hiệu quả khai thác
khách hơn là số lượng.
- Về giá tour:
Các DN cần nghiên cứu chi phí và
phương thức đánh giá của các hãng cạnh tranh, mức
giá và lợi nhuận của họ. DN phải làm sao mang lại
lợi ích nhiều hơn cho khách hàng khi họ mua trọn
gói; Thực hiện hạ giá cùng với việc dịch chuyển giá
trị tạo ra thặng dư tiêu thụ, giá trọn gói có sức hấp
dẫn và khuyến khích khách hàng tiêu dùng trọn gói.
- Về xúc tiến hỗn hợp:
Theo thống kê của Tổng
cục Du lịch, internet vẫn là nguồn thông tin du lịch
quan trọng. Có 60% khách du lịch quốc tế và 45%
khách du lịch nội địa sử dụng internet để tìm hiểu
thông tin để đưa ra các quyết định cho chuyến du
lịch. Tiếp theo là hình thức truyền miệng, có 33,7%
du khách quốc tế và 32,3% khách nội địa tham khảo.
Chỉ có hơn 25% khách du lịch quốc tế tìm kiếm
thông tin về du lịch qua đơn vị lữ hành. Chính vì
vậy, DN cần chú trọng marketing điện tử, trong đó
phải kể đến việc tăng cường đầu tư và phát triển các
trang web vừa cung cấp thông tin du lịch, vừa tiếp
nhận phản hồi của người dùng và kết nối với các hệ
thống tìm kiếm cũng như các mạng xã hội đang phổ
biến hiện nay như Facebook, Twitter, Google plus…
- Về phân phối:
Các DN cần có kế hoạch phát
triển thêm nhiều chi nhánh ở trong nước đặc biệt
là hướng đặt sang nước ngoài để đáp ứng thông tin
và dịch vụ tốt hơn khi khách hàng cần. Đa dạng hoá
hệ thống phân phối theo hướng kết hợp cả phương
thức phân phối theo chiều dọc và chiều ngang để
nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Về nguồn nhân lực:
Các DN cần đầu tư đào tạo
và chuẩn hóa nhân viên, giỏi chuyên môn – vững
nghiệp vụ nhằm phục vụ khách hàng tận tâm và
hiệu quả.
- Về quy trình:
Căn cứ vào bản chất mang tính
tiếp xúc cao của du lịch, các DN cũng cần phải phát
triển, cải tiến các yếu tố liên quan đến toàn bộ quá
trình; Thiết kế bản kế hoạch chi tiết những hoạt
động, những rủi ro trong các hoạt động và phương
án phòng ngừa và giải quyết những rủi ro.
- Về cơ sở vật chất:
DN cần thiết kế cơ sở vật chất
xoay quanh các mục tiêu đã xác định, để có thể thu
hút các phân khúc mong muốn. Quản lý, kiểm tra và
tu chỉnh cơ sơ hạ tầng định kỳ, cụ thể là mở rộng liên
kết với nhiều địa điểm loại hình giải trí kết hợp với
du lịch, khách sạn, hãng hàng không, nhà hàng… và
tìm kiếm, khai thác các địa điểm mới…
Tài liệu tham khảo:
1. Vũ Tiến Lộc, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Cơ hội và thách thức
của nền kinh tế Việt Nam,
-
tu-do-the-he-moi-co-hoi-va-thach-thuc-cua-nen-kinh-te-viet-nam.html;
2. Thực hiện cam kết FTA: vẫn còn không gian chính sách hỗ trợ DN, truy cập
từ
-
gian-chinh-sach-ho-tro-doanh-nghiep.html;
3. FTA- Dưới góc nhìn của Nhà nước, chuyên gia và DN, truy cập từ http://
baodientu.chinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/FTA-Duoi-goc-nhin-cua-
Nha-nuoc-chuyen-gia-va-doanh-nghiep/222889.vgp.
Trong khoảng mười năm trở lại đây, ngành Du
lịch Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng cao với
số lượng khách quốc tế tăng trung bình gần
9%/năm. Năm 2016, du lịch Việt Nam đón hơn
10 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 60 triệu
lượt khách nội địa, tổng nguồn thu từ khách du
lịch đạt 370 nghìn tỷ đồng.
1...,57,58,59,60,61,62,63,64,65,66 68,69,70,71,72,73,74,75,76,77,...122
Powered by FlippingBook