K2 T3 - page 64

62
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
tác này đã trở thành công cụ quản lý kinh tế hữu
hiệu. Gần đây (tháng 06/2016), TKV ban hành Quyết
định 1184/QĐ-TKV về Quy chế quản trị chi phí kinh
doanh trong tổ hợp Công ty mẹ - Công ty con Tập
đoàn, nhằm thống nhất cơ chế và phương pháp
quản trị chi phí kinh doanh trong tổ hợp Công ty
mẹ - Công ty con Tập đoàn TKV.
Theo Quy chế này, TKV lựa chọn, quyết định
chỉ tiêu giao khoán và phương án kế hoạch kinh
doanh tối ưu, xác định giá mua - bán giữa TKV và
các đơn vị nhận thầu khai thác, sàng tuyển, chế biến
than, khoáng sản trong Tập đoàn. Đồng thời, tạo
cơ sở hoàn thiện bộ máy và công cụ quản trị doanh
nghiệp (DN) hiện đại; điều hành chi phí, chính sách
giá cả trong Tập đoàn; Kiểm soát chi phí, giá thành,
giá mua - bán trong Tập đoàn, ngăn ngừa và có biện
pháp xử lý vi phạm trong quản trị chi phí, giá thành,
giá mua - bán nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của
người lao động, của DN và của Nhà nước. Các công
ty con và đơn vị trực thuộc TKV căn cứ vào quy
định tại Quy chế này để tổ chức thực hiện khoán
quản trị chi phí nội bộ DN... Vì vậy, từ Tập đoàn đến
các công ty con đều có cơ chế khoán và quản trị chi
phí. Tập đoàn đã có sự phân cấp quản trị chi phí, khi
thực hiện giao khoán cho các công ty. Các công ty tự
tổ chức hạch toán nội bộ và chịu trách nhiệm trước
Tập đoàn về chỉ tiêu giao khoán chi phí cho các phân
xưởng, tổ, đội, sản xuất của mình.
Đa số các công ty chọn kỳ hạch toán là hàng
quý và tổ chức nghiệm thu thanh quyết toán hàng
quý. Tuy nhiên, cũng có công ty lựa chọn kỳ giao
khoán là hàng tháng. Đối với các công ty chọn kỳ
giao khoán theo quý thì quy trình tổ chức nghiệm
thu thành 2 bước:
Bước 1:
Được tiến hành từ ngày 1
Thực trạng công tác khoán,
quản trị chi phí tại TKV
Theo Quyết định 345/2005/QĐ-TTg, ngày
26/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ, TKV được
thành lập trên cơ sở sáp nhập Tập đoàn Than Việt
Nam và Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam. Tập
đoàn hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty
con. Đây là Tập đoàn kinh tế đầu tiên trong nước và
được tổ chức theo mô hình công ty nhà nước. Ngày
25/06/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết
định 898/QĐ–TTg, chuyển công ty mẹ - Tập đoàn
Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thành
Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm
chủ sở hữu 100% vốn điều lệ.
Trong thời gian qua, TKV luôn quan tâm, chú
trọng tới thực hiện khoán, quản trị chi phí và công
Nâng caohiệuquả quảntrị chi phí tại
Tập đoàn Côngnghiệp Than–Khoáng sảnViệt Nam
Nguyễn Văn Bưởi, Nguyễn Tiến Hưng
- Đại học Mỏ - Địa chất
Đỗ Thị Hương
- Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Công tác khoán và quản trị chi phí đang trở thành công cụ hữu hiệu giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) luôn coi trọng công tác này
và xác định là hoạt động trung tâm để điều hành và quản trị chi phí, tuy nhiên, công tác quản trị chi phí
của TKV vẫn còn một số bất cập. Từ những phân tích thực trạng công tác khoán, quản trị chi phí của TKV,
bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa trình độ hạch toán, phát huy tính tự chủ, tự
chịu trách nhiệm của các đơn vị nhận khoán, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của TKV.
Từ khóa: Quản trị chi phí, hiệu quả kinh doanh, hoạch toán, tự chủ
Cost package and cost management have
been effective tools to improve business
performance of enterprises. Vinacomin has
used and identified these tools as the center
points of management. However, there have
also been limitations in cost management of
the group. This research analyzes practical
situation of cost package and management
in Vinacomin to recommend solutions to
improving accounting, autonomy, liability of
units within the group.
Keywords: Cost management, business perfor-
mance, accounting entry, autonomy
1...,54,55,56,57,58,59,60,61,62,63 65,66,67,68,69,70,71,72,73,74,...122
Powered by FlippingBook