TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 10

TÀI CHÍNH -
Tháng 04/2018
11
pháp quyết liệt từ Chính
phủ, Bộ Tài chính và các
bộ, ngành, địa phương
trong việc kiểm soát,
nâng cao hiệu quả quản
lý, tình trạng nợ công đã
có xu hướng giảm.
Đánh giá về diễn biến
nợ công của Việt Nam
trong những năm gần
đây, một số tổ chức tài chính nước ngoài có chung
nhận định, cơ cấu nợ công của Việt Nam đang từng
bước được điều chỉnh theo hướng bền vững hơn.
Tỷ trọng này là phù hợp với Chiến lược nợ công
và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020
tầm nhìn đến 2030.
Về kỳ hạn, với nợ trong nước, chủ yếu phát
hành trái phiếu trong nước, nếu trong giai đoạn
2011-2013 phần lớn ngắn hạn thì đến năm 2014 kỳ
hạn là 3 năm; năm 2015, kỳ hạn kéo dài lên 4,4 năm;
năm 2016 kỳ hạn kéo dài lên 5 năm. Đặc biệt, năm
2017 đã phát hành 159,9 nghìn tỷ đồng trái phiếu
chính phủ, kỳ hạn bình quân là 13,52 năm, tăng
4,81 năm so năm 2016; lãi suất bình quân khoảng
6,07%/năm, giảm 0,2%/năm so năm 2016. Trong đó,
tỷ trọng trái phiếu có kỳ hạn 20 năm, 30 năm đã
tăng đáng kể, chiếm lần lượt 9,98% và 14,7% tổng
khối lượng phát hành (năm 2016 tương ứng là 1%
và 8%). Như vậy, 2017 là năm có khối lượng trái
phiếu kỳ hạn dài và “siêu dài” trúng thầu lớn nhất
từ trước đến nay…
Nhìn chung, trong cơ cấu của nợ công, các khoản
vay nước ngoài phần lớn đều là vay dài hạn, với
lãi suất ưu đãi, hiện tại nợ công không gây sức ép
cho NSNN về nghĩa vụ trả nợ đến hạn. Theo Bộ Tài
chính, hiện các chỉ số nợ của Việt Nam đang ở mức
an toàn và được quản lý chặt chẽ theo quy định của
Luật Quản lý nợ công, các khoản nợ trong nước và
nước ngoài đều được thanh toán đầy đủ, không có
nợ xấu. Hàng năm, NSNN bố trí trả nợ từ 14 - 16%
tổng số thu ngân sách (giới hạn cảnh báo là dưới
25%) bằng khoảng 4,5% xuất khẩu (giới hạn cảnh
báo là dưới 15%). Đây là chỉ tiêu an toàn, so với các
nước đang phát triển có cùng hệ số tín nhiệm thì chỉ
số nợ công và nợ nước ngoài của Việt Nam ở mức
trung bình.
Riêng trong năm 2017, nghĩa vụ nợ của Chính
phủ khoảng 260.150 tỷ đồng, gồm trả nợ trong nước
là 214.878 tỷ đồng, trả nợ nước ngoài trực tiếp là
28.022 tỷ đồng, trả nợ của các dự án vay lại nguồn
vốn vay nước ngoài của Chính phủ trong năm 2017
ở mức khoảng 17.250 tỷ đồng. Nhìn chung, công tác
- Khuôn khổ pháp lý về quản lý nợ công đóng
vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực
quản lý nhà nước đối với lĩnh vực nợ công. Việc
phân công, phân cấp quản lý nợ công khá cụ
thể, tương đối rõ ràng, gắn quyền hạn với trách
nhiệm. Điều này khẳng định vai trò của các cơ
quan quản lý nhà nước về lĩnh vực nợ công
đang dần được nâng cao và phù hợp với thông
lệ quốc tế.
- Đảm bảo vai trò quyết định của Quốc hội và
tăng cường tính chủ động của Hội đồng nhân dân
(HĐND) cấp tỉnh trong quản lý nợ công. HĐND
cấp tỉnh đã được trao quyền hạn cụ thể trong việc
quản lý nợ chính quyền địa phương (là một bộ
phận của nợ công) mà quy định trước đây chưa đề
cập; Thực hiện tốt vai trò Chính phủ thống nhất
quản lý nhà nước về nợ công, từ việc huy động,
phân bổ, sử dụng vốn vay đến việc trả nợ. Với
quyền hạn của mình, Chính phủ đã có các quyết
định chính sách, giải pháp cụ thể nhằm thực hiện
các chỉ tiêu an toàn về nợ công đã được Quốc hội
phê chuẩn; Luật Quản lý nợ công đã xác định rõ
nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ
trong việc chỉ đạo, điều hành và quyết định đối
với các vấn đề về nợ công mà trước đây trong các
Nghị định quản lý nợ có liên quan chưa có quy
định hoặc có quy định nhưng chưa cụ thể; Phân
định tương đối cụ thể về thẩm quyền, trách nhiệm
của các cơ quan có liên quan trong công tác quản
lý nhà nước về nợ công.
Thực trạng nợ công của Việt Nam
Theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại
(Bộ Tài chính), nợ công của Việt Nam so với GDP
tương ứng lần lượt qua các năm 2011, 2012, 2013,
2014, 2015, 2016 là 54,9%; 50,8%; 54,5%; 58,0%;
61,0%; 63,7%. Tính đến cuối năm 2017, dư nợ công
của Việt Nam đạt khoảng 62,6% GDP, nợ Chính
phủ khoảng 51,8% GDP và nợ nước ngoài của quốc
gia khoảng 45,2% GDP. Như vậy, trong giai đoạn
2011-2016, mức dư nợ công tại Việt Nam có xu
hướng tăng nhanh. Từ năm 2017, bằng nhiều biện
BẢNG 1: TÌNH HÌNH NỢ CÔNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011 – 2016 (%)
Năm
2011 2012 2013 2014 2015 2016 Ước 2017
Nợ công so với GDP (%)
54,9 50,8 54,5 58,0 61,0 63,7 62,6
Dư nợ của Chính phủ so với GDP (%)
43,2 39,4 42,6 46,4 49,2 52,6 51,8
Nghĩa vụ trả nợ của Chính
phủ so với thu NSNN
15,6 14,6 12,6 13,8 14,9 14,8
16
Nguồn: Bản tin nợ công số 5/2017, Bộ Tài chính và cập nhật của tác giả
1,2,3,4,5,6,7,8,9 11,12,13,14,15,16,17,18,19,20,...116
Powered by FlippingBook