TCTC (2018) so 4 ky 2 đầy đủ - page 15

16
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
ngành và vùng kinh tế theo hướng nâng cao năng
suất lao động, chất lượng, hiệu quả gắn với đẩy
mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ hai,
điều hành vay trả nợ hướng tới nợ
nước ngoài bền vững. Từng bước kiểm soát tốc
độ gia tăng dư nợ công thấp hơn tốc độ tăng
trưởng kinh tế và tỷ lệ trượt giá để đảm bảo an
toàn, bền vững nợ công và an ninh tài chính quốc
gia trong trung và dài hạn. Xác định rõ mức bội
chi NSNN và lộ trình cắt giảm bội chi trong trung
và dài hạn (bao gồm cả giá trị tuyệt đối và tỷ lệ
so với GDP). Theo đó, khống chế bội chi NSNN
bình quân 5 năm ở mức 3,9% GDP; Cắt giảm bảo
lãnh chính phủ theo hướng tạm dừng toàn bộ
việc cấp mới bảo lãnh chính phủ cho các khoản
vay trong và ngoài nước.
Kế hoạch đầu tư công trung hạn cần được xây
dựng trong khuôn khổ, khả năng cân đối và đảm bảo
tính bền vững của chính sách tài khóa; đồng thời thu
hẹp vốn đầu tư của Nhà nước theo hướng Nhà nước
chỉ đầu tư vào các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế,
có tác động lan tỏa mà tư nhân không thể thực hiện.
Việc xây dựng và điều hành thực hiện các kế
hoạch tài chính ngân sách, kế hoạch vay, trả nợ
công 5 năm và hàng năm cần đảm bảo dư địa dự
phòng cho các rủi ro phát sinh như giá dầu, tỷ giá,
các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các rủi ro bất khả kháng
để đảm bảo các chỉ tiêu nợ trong giới hạn cho phép
ngay cả khi nền kinh tế trải qua các cú sốc bất lợi
trong và ngoài nước.
Việc giải ngân vốn vay ODA, vay ưu đãi chỉ giới
hạn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn. Kiểm soát
chặt chẽ việc vay mới ngay từ khâu phê duyệt chủ
trương, hạn chế việc vay gắn với ràng buộc chỉ định
thầu hoặc mua sắm các trang thiết bị không đảm bảo
chất lượng, đặc biệt là các thiết bị không đảm bảo tiêu
chuẩn bảo vệ môi trường. Chỉ thực hiện vay sau khi
đã đánh giá đầy đủ tác động lên quy mô nợ công và
khả năng trả nợ trong trung dài hạn.
Đảm bảo cân đối, bố trí đầy đủ nguồn để trả
nợ đầy đủ, đúng hạn các khoản gốc, lãi của Chính
phủ, hạn chế và giảm dần vay đảo nợ; ưu tiên bố trí
nguồn tăng thu, tiết kiệm chi cho chi trả nợ để giảm
dư nợ chính phủ, nợ công. Kiểm soát chặt chẽ bội
chi chính quyền địa phương, nợ của chính quyền
địa phương.
Thứ ba,
quản lý nợ, phối hợp hài hòa với điều
hành chính sách tài khóa. Trước hết, cần có sự phối
kết hợp chặt chẽ và hiệu quả trong điều hành kinh
tế, đặc biệt là giữa chính sách tiền tệ và tài khóa,
nhằm chia sẻ trách nhiệm giữa các chính sách, đảm
bảo đạt được những mục tiêu an toàn nợ.
theo cách phân loại của WB theo đó, Việt Nam sẽ
phải vay vốn của Ngân hàng Tái thiết và phát triển
(IBRD). Vì vậy, cần hạn chế các khoản vay thương
mại để tài trợ cho mục đích tiêu dùng hoặc duy trì
các khoản nợ này phù hợp với cán cân thương mại.
Thứ năm,
lựa chọn danh mục nợ phù hợp. Quan
điểm này có nghĩa là Việt Nam cần tính toán, cân
đối một cách hợp lý tỷ trọng vay nợ của khu vực
tư nhân và khu vực công quyền, tương xứng với
mức độ đóng góp của các khu vực này vào nền
kinh tế. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần cân đối
giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn theo hướng giảm
tỷ trọng của các khoản nợ ngắn hạn, quan tâm đến
các nguồn vốn có rủi ro thấp; Kiểm soát chặt chẽ
các khoản vay thương mại có lãi suất cao, thời gian
đáo hạn ngắn để tránh rơi vào tình trạng khủng
hoảng nợ qua bài học kinh nghiệm của các quốc
gia; đồng thời, cần thận trọng khi tính toán hợp lý
cơ cấu tiền vay để tránh rủi ro tỷ giá.
Giải pháp nâng cao tính bền vững nợ nước ngoài
Để nâng cao tính bền vững của nợ nước ngoài,
góp phần đảm bảo toàn tài chính quốc gia, trong
thời gian tới Việt Nam cần quan tâm đến một số
nhóm nội dung sau:
Thứ nhất,
tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nhằm
đưa nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững
theo hướng. Phát triển mạnh mẽ khu vực tư nhân
và thu hút hợp lý đầu tư trực tiếp nước ngoài,
trong đó xây dựng môi trường cạnh tranh công
bằng, bình đẳng, thuận lợi, giảm rào cản kinh
doanh, giảm chi phí và rủi ro thể chế đối với
doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp trong nước.
Tái cơ cấu kinh tế nhà nước, tập trung tái cơ cấu
doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu đầu tư công,
tái cơ cấu NSNN và khu vực công.
Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu thị
trường tài chính, trọng tâm là tái cơ cấu các tổ chức
tín dụng và thị trường chứng khoán, phát triển thị
trường vốn trong nước theo hướng tăng trưởng cả
về chiều rộng và chiều sâu, bao gồm mở rộng quy
mô vốn hóa của thị trường và tăng cường hiệu quả
hoạt động. Hiện đại hóa công tác quy hoạch, cơ cấu
Việt Nam cần cân đối giữa nợ ngắn hạn và
nợ dài hạn theo hướng giảm tỷ trọng của các
khoản nợ ngắn hạn, quan tâm đến các nguồn
vốn có rủi ro thấp; Kiểmsoát chặt chẽ các khoản
vay thương mại có lãi suất cao, đồng thời, cần
thận trọng khi tính toán hợp lý cơ cấu tiền vay
để tránh rủi ro tỷ giá.
1...,5,6,7,8,9,10,11,12,13,14 16,17,18,19,20,21,22,23,24,25,...116
Powered by FlippingBook