So ky 2 thang 5 - page 26

24
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
để hoạt động đầu tư ra nước ngoài đạt được hiệu
quả cao, cần chú ý một số vấn đề sau:
- Tiếp tục nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Đặc biệt,
cần bám sát việc thực hiện Đề án định hướng lộ
trình tự do hóa giao dịch vốn của Chính phủ, trong
đó tiếp tục định hướng kiểm soát chặt chẽ, thận
trọng vốn đầu tư ra nước ngoài, tránh tác động tiêu
cực đến cán cân thanh toán quốc tế và thị trường
ngoại hối. Chú trọng nâng cao chất lượng dòng vốn
thông qua kiện toàn hệ thống văn bản pháp lý, hoàn
thiện cơ chế báo cáo và chia sẻ thông tin giữa các cơ
quan quản lý.
- Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài
của DN. Phát huy những hiệu quả của quá trình
Chính phủ điện tử nói chung và ứng dụng Hệ
thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để
các DN, nhà đầu tư chủ động đăng ký hồ sơ dự
án đầu tư ra nước ngoài qua mạng Internet. Đồng
thời, nhà đầu tư có thể truy cập vào Hệ thống nêu
trên để theo dõi quá trình xử lý hồ sơ một cách
công khai, minh bạch.
- Phối hợp với các quốc gia tiếp nhận đầu tư để
cung cấp cho các DN, nhà đầu tư những thông tin
về cơ hội hợp tác đầu tư kinh doanh, cơ chế chính
sách đầu tư, cũng như giải đáp các khó khăn, vướng
mắc khi thực hiện đầu tư tại thị trường nước ngoài.
Đặc biệt, chú trọng hợp tác với các hiệp hội, tổ chức
nghề nghiệp nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ cho các DN
mới đầu tư, chẳng hạn như: Hỗ trợ tư vấn về thuế,
lao động và các thủ tục pháp luật liên quan đến quá
trình thành lập văn phòng đại diện cũng như công
ty tại các quốc gia đầu tư...
- Nghiên cứu, đánh giá, dự báo trước khi lựa chọn
lĩnh vực và quốc gia để đầu tư. Đây là yếu tố quan
trọng quyết định sự thành bại của các dự án đầu tư
ra nước ngoài. Sự thất bại của một số DN khi đầu tư
sang Venuezula cho thấy, cần nghiên cứu và lựa chọn
rất kỹ các quốc gia có nền chính trị, kinh tế - tài chính
ổn định, có khuôn khổ pháp lý về đầu tư nước ngoài
rõ ràng. Đặc biệt, các DN cần có những đánh giá dự
báo về triển vọng và rủi ro trong tương lai như: Tiềm
năng lĩnh vực đầu tư trong trung và dài hạn, rủi ro
về t giá, các đối thủ cạnh tranh…
Tài liệu tham khảo:
1. Quốc hội (2014), Luật Đầu tư;
2. Chính phủ (2015), Nghị định 83/2015/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài;
3. Trần Phương (2017), Đầu tư ra nước ngoài: “Bệ phóng” và sự “bùng nổ”,
Báo Công Thương;
4. Một số website: mpi.gov.vn, vnr500.com.vn, baocongthuong.com.vn…
triệu USD/dự án. Việc Chính phủ ban hành Nghị
định 22/1999/NĐ-CP và các văn bản khác đã đặt
“nền tảng” cơ sở pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi
cho cộng đồng DN đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra
nước ngoài. Vào năm 2005, Chính phủ cũng đã trình
Quốc hội luật hóa hoạt động đầu tư ra nước ngoài
của DN Việt Nam và có hiệu lực vào tháng 7/2006,
mở ra triển vọng mới cho hoạt động đầu tư ra nước
ngoài giai đoạn sau đó.
- Từ năm 2006 đến nay:
Ngày 09/9/2006, Chính
phủ ban hành Nghị định 78/2006/NĐ-CP trong đó
quy định các nhà đầu tư và DN thuộc mọi thành
phần kinh tế có quyền đầu tư ra nước ngoài, có
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động
kinh doanh, được lựa chọn hay thay đổi hình thức
tổ chức quản lý nội bộ, hình thức đầu tư thích ứng
với yêu cầu kinh doanh và được pháp luật Việt
Nam bảo hộ; giảm thiểu các quy định mang tính
“xin – cho” hoặc “phê duyệt” bất hợp lý, không
cần thiết, trái với nguyên tắc tự do kinh doanh,
gây phiền hà cho hoạt động đầu tư... Nhờ đó, đã
mở ra giai đoạn “bùng nổ” cho hoạt động đầu tư
ra nước ngoài của cộng đồng DN Việt Nam. Theo
Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến tháng 1/2017,
Việt Nam có 1.188 dự án đầu tư tại 70 quốc gia và
vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt
gần 21,4 t USD. Trong số này, Lào có 270 dự án,
số vốn 5,12 t USD; Campuchia với 191 dự án, số
vốn 2,89 t USD…
Nâng cao hiệu quả đầu tư
ra nước ngoài của doanh nghiệp
Dù đạt được kết quả ấn tượng, song hoạt động
đầu tư ra nước ngoài hiện vẫn chưa được như kỳ
vọng. Theo đó, số lượng dự án của DN Việt Nam
đầu tư sang các quốc gia hiện vẫn còn khiêm tốn;
việc tiếp cận các thông tin về tiềm năng, cơ chế,
chính sách đầu tư nước ngoài và các đối tác sở tại
vẫn còn nhiều khó khăn. Ngoài ra, DN còn phải đối
mặt với nhiều thách thức khác như: Chênh lệch t
giá; Chi phí nhân công cao; Tuyển dụng lao động
khó khăn; Chi phí đầu tư cao… Trong bối cảnh đó,
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến tháng
1/2017, Việt Nam có 1.188 dự án đầu tư tại 70
quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư
đăng ký đạt gần 21,4 tỷ USD. Trong số này, Lào
có 270 dự án, số vốn 5,12 tỷ USD; Campuchia
với 191 dự án, số vốn 2,89 tỷ USD; một số quốc
gia như Nga, khu vực châu Phi cũng là những
thị trường đầu tư tiềm năng…
1...,16,17,18,19,20,21,22,23,24,25 27,28,29,30,31,32,33,34,35,36,...110
Powered by FlippingBook