So ky 2 thang 5 - page 27

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
25
vực. Việc triển khai tài chính toàn diện trên thế giới
đã giúp người dân và DN được tiếp cận với dịch vụ
tài chính tốt hơn, thu hẹp khoảng cách nông thôn và
thành thị, đầu tư và mở rộng cơ sở hạ tầng tài chính,
cải thiện các chỉ số về tăng trưởng, giảm nghèo và sử
dụng hiệu quả nguồn lực xã hội.
Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước dành nhiều quan
tâm và nguồn lực cho thúc đẩy tài chính toàn diện và
xem đây là một trong những trọng tâm phát triển kinh
tế xã hội trong những năm tới. Chính phủ đang trong
quá trình xây dựng Chiến lược Tài chính toàn diện
quốc gia, dự kiến được ban hành vào năm 2020 làm cơ
sở để triển khai một cách đồng bộ và có hiệu quả các
trụ cột của tài chính toàn diện. Hiện nay, Chính phủ
đang tập trung nguồn lực vào xây dựng, hoàn thiện
khuôn khổ pháp lý; Phát triển cơ sở hạ tầng tài chính,
công nghệ; Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ tài chính;
Xây dựng cơ chế bảo vệ người tiêu dùng và giáo dục
tài chính; Quan tâm, ưu tiên đối với các đối tượng dễ
bị tổn thương nhằm hỗ trợ, giúp các đối tượng này
tiếp cận tốt hơn, hiệu quả hơn các dịch vụ tài chính,
ngân hàng...
Tài chính toàn diện là việc cung cấp dịch vụ tài
chính phù hợp và thuận tiện, đặc biệt đối với người có
thu nhập thấp và dễ bị tổn thương nhằm tăng cường
cơ hội tiếp cận tài chính, góp phần tạo cơ hội sinh kế,
luân chuyển dòng vốn đầu tư và tiết kiệm trong xã
hội, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đây được
coi là trụ cột quan trọng của tăng trưởng, phát triển
và giảm nghèo, mang lại nhiều lợi ích thiết thực, góp
phần huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội.
Theo Ngân hàng Thế giới, vai trò quan trọng của việc
phát triển tài chính toàn diện, bởi các nguyên lý sau:
Một là,
sử dụng các dịch vụ tài chính chất lượng và
chi phí hợp lý cho phép các cá nhân và các DN vi mô,
Xu hướng tất yếu của tài chính toàn diện
Tài chính toàn diện đang là chủ đề nhận được nhiều
sự quan tâm của cộng đồng quốc tế do tầm quan trọng
và ý nghĩa lớn mà lĩnh vực này mang lại. Cụ thể, Liên
Hợp quốc đã triển khai các chương trình thông qua
Quỹ Đầu tư phát triển Liên Hợp quốc; Các nước G20
đã thống nhất bộ nguyên tắc cho tài chính toàn diện và
đây cũng là những trọng tâm của kế hoạch hành động
Nhóm G20. Các định chế tài chính lớn toàn cầu như:
Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu Á
đều đã xây dựng các chương trình, dự án để thúc đẩy
tài chính toàn diện tại nhiều quốc gia. Khối ASEAN
cũng xác định tài chính toàn diện là một trong ba trụ
cột của Tầm nhìn Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025 về
hội nhập tài chính và đã thành lập Nhóm công tác về
tài chính toàn diện để thúc đẩy lĩnh vực này trong khu
APEC VÀ CƠHỘI THÚC ĐẨY
TÀI CHÍNHTOÀNDIỆNPHÁT TRIỂNỞVIỆT NAM
ThS. NGUYỄN THỊ DUYÊN
- Cao đẳng Kinh tế Kế hoạch Đà Nẵng
Thời gian gần đây, tài chính toàn diện là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế do
tầm quan trọng và ý nghĩa lớn mà lĩnh vực này mang lại. Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước dành nhiều
quan tâm và nguồn lực cho thúc đẩy tài chính toàn diện và xem đây là một trong những trọng tâm phát
triển kinh tế xã hội trong những năm tới. Tài chính toàn diện cũng là một trong 4 sáng kiến vê hơp tac tai
chinh đươc lưa chon trong năm APEC 2017 gắn liên vơi cac tru côt ưu tiên quôc gia cua Viêt Nam.
Từ khóa: APEC, tài chính toàn diện, hạ tầng tài chính, ngân hàng
In recent years, comprehensive finance has
received a lot of attention from the international
community due to the importance and
significance of the sector. In Vietnam, the Party
and State paid much attention and resources
to comprehensive financial promotion and
viewed it as one of the key socio-economic
development areas in the years to come.
Comprehensive finance is also one of the four
financial cooperation initiatives selected in
APEC 2017 that are aligned with Vietnam’s
national priority pillars.
Keywords: APEC, comprehensive finance,
financial infrastructure, banking
1...,17,18,19,20,21,22,23,24,25,26 28,29,30,31,32,33,34,35,36,37,...110
Powered by FlippingBook