So ky 2 thang 5 - page 31

TÀI CHÍNH -
Tháng 5/2017
29
khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia vào
phát triển vốn rừng, bằng việc trồng rừng, trông
coi rừng tự nhiên, rừng tái sinh, thực hiện nông
lâm kết hợp…
Theo công bố hiện trạng rừng toàn quốc đến ngày
31/12/2015, diện tích rừng hiện có của nước ta là
14.061.856 ha, trong đó: Rừng tự nhiên là 10.175.519
ha; Rừng trồng là 3.886.337 ha (Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, 2016). Có thể thấy, rừng tự
nhiên chiếm phần lớn trong tổng diện tích đất rừng
(năm 2015 chiếm 72,36%). Để bảo vệ và phát triển
vốn rừng trước tiên cần phải làm tốt công tác bảo
vệ vốn rừng tự nhiên đã có, thực hiện khoanh nuôi
phục hồi rừng tự nhiên.
Từ năm 1998, Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã ban hành quyết định 175/1998/
QĐ-BNN-KHCN Quy phạm phục hồi rừng bằng
khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung
(QPN 21-98). Quy định nghiệm thu trồng rừng,
khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, chăm sóc rừng
trồng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự
nhiên được ban hành năm 2005 theo Quyết định
06/2015/QĐ-BNN, sau đó được sửa đổi, bổ sung
một số điều theo Quyết định 59/2007/QĐ-BNN.
Hiện nay, việc cải tạo rừng tự nhiên được quy
định tại Thông tư 23/2013/TT-BNNPTNT, ngày
04/05/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn. Đồng thời, để quản lý chặt chẽ việc khai thác
gỗ rừng tự nhiên, hạn chế tình trạng khai thác gỗ
trái pháp luật, bảo vệ tốt diện tích rừng tự nhiên
hiện có, Thủ tưởng Chính phủ đã ký Quyết định
2242/QĐ-TTg: Phê duyệt Đề án Tăng cường công
tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn
2014 – 2020...
Số liệu thống kê cho thấy, diện tích rừng tự
Q
ua cac giai đoạn lịch sử va qua trình phát
triển kinh tế - xã hội, Nhà nước luôn coi
trọng công tác quản lý, bảo vệ va phat triên
rừng. Năm 1972, Pháp lệnh bảo vê rừng ra đời, là
văn bản pháp quy đầu tiên tạo khuôn khổ pháp lý
cho công tác quản lý, bảo vệ rừng. Đặc biệt, từ khi
Nhà nước ban hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
(1991), đã có nhiều đạo luật và chính sách được tiếp
tục ban hành, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho
công tác quản lý bảo vệ rừng, trong đó nổi bật là
Quyết định 327/CT (1992), nay là Quyết định 550/
TTg về phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và dự án
661 về trồng 5 triệu ha rừng...
Nhờ thực hiện các chính sách quản lý, bảo vệ
rừng mà vốn rừng nước ta được duy trì và phát
triển. Hệ thống chính sách quản lý, bảo vệ rừng đã
HIỆUQUẢ CỦA CHÍNH SÁCHQUẢN LÝ,
BẢOVỆ RỪNGĐẾNPHÁT TRIỂNRỪNGỞVIỆT NAM
TRẦN ĐÌNH TUẤN
– Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên,
NGUYỄN THỊ CHÂU
- Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển vốn rừng. Chính sách quản lý, bảo vệ
rừng của nước ta ngày càng được hoàn thiện. Bài viết khái quát một số chính sách về quản lý, bảo vệ
rừng và phân tích tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến phát triển vốn rừng ở nước ta, qua
đó chỉ ra những kết quả đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý, bảo vệ và phát
triển vốn rừng.
Từ khóa: Chính sách quản lý, bảo vệ rừng, vốn rừng
Vietnamhasa lot of potentialsandadvantages
in forest development. The management,
protection and development of forest resources
are always of special interest to the Government,
hence, forest management and protection policy
has been improved. This paper outlines some
policies on forest management and protection
and analyzes the impact of forest management
and protection policies on forest development
in Vietnam, showing the results achieved and
the problems existed in forest management,
protection and development.
Key words: forest management, forest protec-
tion policy
1...,21,22,23,24,25,26,27,28,29,30 32,33,34,35,36,37,38,39,40,41,...110
Powered by FlippingBook