So ky 2 thang 5 - page 30

28
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
tiếp tục đóng góp bền vững hơn nữa vào sự tăng
trưởng của nền kinh tế, thời gian tới cần chú ý một
số vấn đề sau:
Thứ nhất,
việc hội nhập ngày càng mạnh mẽ với
kinh tế toàn cầu sẽ khiến phải cắt giảm mạnh các loại
thuế vàmở cửa sâu rộng các lĩnh vực thươngmại hàng
hóa và các dịch vụ nhạy cảm như: ngân hàng, bảo
hiểm, viễn thông, năng lượng, vận tải, nông nghiệp...
Do vậy, phát triển bền vững thương mại dịch vụ sẽ
đối mặt với nhiều thách thức hơn, đặc biệt trong bối
cảnh Việt Nam là một nước đang phát triển có trình
độ phát triển kinh tế chưa cao, công tác quản lý nhà
nước còn chưa hoàn thiện, doanh nghiệp và đội ngũ
doanh nhân còn nhỏ bé, sức cạnh tranh của hàng hóa,
dịch vụ nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung
có nhiều hạn chế.
Thứ hai,
tại các nước tiên tiến, thương mại, dịch
vụ luôn là khu vực được chú trọng phát triển. T
trọng đóng góp trong cơ cấu kinh tế thường ở mức
rất cao, từ 60 - 70%, thậm chí 75%. Trong khi đó
ở Việt Nam, chỉ khoảng trên dưới 40%. Việc đẩy
mạnh và mở cửa về lĩnh vực này cần được xem
xét một cách toàn diện để có thể xác định và tiến
hành những bước đi và giải pháp phù hợp và phải
đặt trong bối cảnh thực hiện các cam kết quốc tế.
Dù vậy, quan điểm chung vẫn là luôn tạo lập môi
trường thuận lợi phát triển thương mại dịch vụ
thông qua việc bảo đảm một môi trường kinh tế vĩ
mô ổn định, pháp luật nghiêm minh và phù hợp với
luật pháp và thông lệ quốc tế.
Thứ ba,
hoạt động thương mại dịch vụ đòi hỏi các
chủ thể kinh doanh luôn phải năng động, sáng tạo,
để không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh hàng
hóa dịch vụ trên thị trường, qua đó góp phần thúc
đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng, tạo
nền tảng vững chắc giúp các doanh nghiệp tồn tại
và phát triển trong sự cạnh tranh khốc liệt như hiện
nay. Đây là điều mà các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực thương mại dịch vụ cần phải nhận
thức và có những điều chỉnh hợp lý trong kế hoạch
sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, cuộc
cách mạng công nghiệp lần 4 cũng sẽ ảnh hưởng
đến lĩnh vực thương mại dịch vụ, do đó các doanh
nghiệp cần nghiên cứu, nắm bắt cơ hội để phát triển
từ cuộc cách mạng này.
Tài liệu tham khảo:
1. Báo Công Thương (2017), Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO: Những thành
tựu khả quan;
2. Viện Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (2011), Vai trò của các ngành dịch vụ - thương mại
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa;
3. Một số website: moit.gov.vn, customs.gov.vn, gso.gov.vn, vietstock…
tế thị trường ở nước ta. Thương mại và dịch vụ góp
phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông, phân phối hàng
hóa, thúc đẩy thương mại hàng hóa phát triển trong
phạm vi quốc gia cũng như quốc tế, trở thành cầu
nối giữa các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” trong
quá trình sản xuất hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm.
Thông qua hoạt động thương mại dịch vụ trên thị
trường, các chủ thể kinh doanh mua bán được sản
phẩm, góp phần tạo ra quá trình tái sản xuất được
tiến hành liên tục và như vậy các dịch vụ sẽ lưu
thông, các dịch vụ được thông suốt. Trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thương mại
dịch vụ trở thành yếu tố quan trọng trong quá trình
sản xuất là bởi vì nhu cầu về dịch vụ xuất phát từ
chính các nhà sản xuất khi họ nhận thấy rằng, để
có thể tồn tại trong sự cạnh tranh khốc liệt ở cả thị
trường nội địa và thị trường nước ngoài, phải đưa
nhiều hơn các yếu tố dịch vụ vào trong quá trình
sản xuất để hạ giá thành và nâng cao chất lượng
như dịch vụ khoa học, kỹ thuật công nghệ… Hơn
nữa, xu thế hội nhập quốc tế cũng tạo thúc đẩy thị
trường trong nước liên hệ chặt chẽ với thị trường
nước ngoài thông qua hoạt động ngoại thương, nhờ
đó thương mại - dịch vụ trở thành cầu nối gắn kết
giữa thị trường trong nước với thị trường ngoài
nước, phù hợp với xu thế hội nhập và mở cửa ở
nước ta hiện nay.
Trong nhiều năm qua, sự tăng trưởng của lĩnh vực
thương mại và dịch vụ cũng trở thành động lực cho
sự phát triển kinh tế cũng như tác động tích cực đến
việc tạo công ăn việc làm, giải quyết an sinh xã hội của
nước ta. Nền kinh tế càng phát triển sẽ kéo theo sự
phát triển của lĩnh vực thương mại và dịch vụ…
Một số khuyến nghị
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong một
thời gian dài, sự thay đổi ấn tượng của Việt Nam
trong những năm qua nhờ những chính sách đổi
mới, mở cửa, hội nhập còn được phản ánh qua sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực từ
nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, thương
mại và dịch vụ. Để lĩnh vực thương mại dịch vụ
Tỷ trọng thương mại dịch vụ trong GDP hàng
năm của Việt Nam giữ vững từ 40 đến 45%; tốc
độ tăng trưởng bình quân luôn đạt ở mức gần
7% năm, cao hơn mức tăng trưởng GDP trung
bình năm, đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch
cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp và
thương mại dịch vụ đã đề ra.
1...,20,21,22,23,24,25,26,27,28,29 31,32,33,34,35,36,37,38,39,40,...110
Powered by FlippingBook