So ky 2 thang 5 - page 32

30
KINH TẾ - TÀI CHÍNH VĨ MÔ
theo Nghị quyết số 142/2016/QH13 về kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 2020, cần phải
tiếp tục tăng cường các chính sách quản lý, bảo vệ
và phát triển rừng.
Như vậy, có thể nói, trong thời gian qua, Nhà
nước đã quan tâm nhiều đến công tác quản lý, bảo
vệ và phát triển vốn rừng. Các chính sách thường
xuyên được ban hành nhằm tăng cường quản lý,
bảo vệ rừng. Nhờ đó, vốn rừng nước ta được bảo
vệ và phát triển. Diện tích rừng tự nhiên được
duy trì, diện tích rừng trồng tăng lên đã làm cho
độ che phủ rừng tăng đáng kể. Công tác kiểm kê,
quy hoạch rừng đã và đang được triển khai thực
hiện rộng khắp. Tuy nhiên, diện tích rừng phòng
hộ đang có xu hướng giảm, nạn tàn phá rừng vẫn
còn tồn tại và khá phức tạp ở một số địa phương, số
vụ vi phạm lâm luật vẫn còn khá lớn, đặc biệt là sự
suy giảm rừng tự nhiên ở Tây Nguyên đang là vấn
đề đáng lo ngại. Độ che phủ rừng chưa đạt được
mục tiêu đề ra. Vì vậy, trong thời gian tới, cần phải
tăng cường hơn nữa các chính sách quản lý, bảo vệ
rừng để phát triển vốn rừng hiệu quả và bền vững,
phấn đấu hoàn thành mục tiêu đạt độ che phủ rừng
42% vào năm 2020. Để làm được điều này, cần phải
có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Nhà nước, sự
quyết tâm của chính quyền từ Trung ương đến địa
phương, sự ủng hộ và ý thức của toàn thể các tầng
lớp nhân dân.
Tài liệu tham khảo:
1. Chi cục Kiểm lâm vùng I (2016), Kết quả công tác quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng năm 2015 khu vực phía Bắc;
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Quyết định công bố hiện trạng
rừng các năm 2010 – 2015;
3. Trần Đình Tuấn (2016), Tác động của chính sách quản lý, bảo vệ rừng đến
phát triển vốn rừng ở vùng Đông Bắc (Việt Nam): Thực trạng và những vấn
đề đặt ra, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 226, tháng 4/2016.
nhiên của nước ta trong những năm qua được
duy trì tương đối ổn định. Năm 2015 hầu hết tất
cả các vùng trên cả nước đều có diện tích rừng tự
nhiên tăng lên so với năm 2010. Trong đó, vùng
Bắc Trung Bộ tăng nhiều nhất (tăng 108.642 ha).
Tây Nguyên là vùng duy nhất trên cả nước có diện
tích rừng tự nhiên giảm, song điều đáng nói ở đây
là mức giảm của diện tích rừng tự nhiên ở Tây
Nguyên là tương đối lớn (giảm 407.822 ha). Điều
đó cho thấy, công tác bảo vệ rừng tự nhiên được
thực hiện khá tốt trên phạm vi cả nước, song ở khu
vực Tây Nguyên còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa
duy trì và phát triển được vốn rừng tự nhiên một
cách hiệu quả.
Độ che phủ rừng là chỉ số quan trọng đánh giá
mức độ phát triển rừng, trong đó:
Độ che phủ rừng = (Diện tích có rừng - diện tích rừng
trồng dưới 3 năm tuổi)/diện tích tự nhiên
Các số liệu thống kê độ che phủ rừng phần nào
cho thấy, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng
được thực hiện tốt.
Độ che phủ rừng ở nước ta tăng đáng kể trong
những năm qua. Độ che phủ rừng tăng từ 39,5%
năm 2010 lên 40,84% năm 2015. Tuy nhiên, độ che
phủ rừng năm 2015 vẫn chưa đạt được mục tiêu đề
ra trong Nghị quyết số 10/2011/QH13 về kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 (“T
lệ che phủ rừng đến năm 2015 đạt khoảng 42% -
43%”). Trong giai đoạn tới, để có thể hoàn thành
mục tiêu “đạt độ che phủ rừng năm 2020 là 42%”
BẢNG 1: DIỆN TÍCH RỪNG TỰ NHIÊN TRÊN CẢ NƯỚC
GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (ĐƠN VỊ TÍNH: HA)
Vùng
Năm 2010 Năm 2015 Tăng (giảm)
2015 -2010
1. Tây Bắc
1.429.237
1.498.611
69.374
2. Đông Bắc
2.312.118
2.352.099
39.981
3. Sông Hồng
46.767
47.089
322
4. Bắc Trung Bộ
2.127.332
2.235.974
108.642
5. Duyên Hải
1.428.235
1.484.935
56.700
6. Tây Nguyên
2.653.890
2.246.068
-407.822
7. Đông Nam Bộ
246.109
246.764
655
8. Tây Nam Bộ
61.129
63.979
2.850
Toàn quốc
10.304.816 10.175.519 -129.297
Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT, Quyết định công bố hiện trạng rừng các năm 2010 - 2015
ĐỘ CHE PHỦ RỪNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 (%)
Nguồn: Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn,
Quyết định công bố hiện trạng rừng các năm 2010 - 2015
1...,22,23,24,25,26,27,28,29,30,31 33,34,35,36,37,38,39,40,41,42,...110
Powered by FlippingBook